Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 52)

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quy luật khách quan, một đòi hỏi tất yếu của nước ta. Trong những chính sách, đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đất nước. Để đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hóa, chúng ta phải có một nguồn lực có đầy đủ sức mạnh vả về thể lực và trí lực. Bởi nguồn nhân lực là điều kiện, yếu tố quyết định hàng đầu. Do đó cần chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, Năng lực và trình độ. Đây là vấn đề cấp bách, lâu dài và cơ bản trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy để phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta càn thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

3.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực về số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Làm tốt công tác dân số từ Trung ương đến địa phương

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

cấu và chất lượng dân số. Dân số tác động trực tiếp dến nguồn lao động ở nước ta. Nước ta dân số đông, tăng nhanh tạo nên lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta còn trong tình trạng chậm phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho nguồn lao động hiện có làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao không thể đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể:

- Về số lượng: Nếu dân số đông, cơ cấu dân số trẻ thì số dân trong độ tuổi lao động lớn, nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên nếu dân số quá đông sẽ tạo sức ép lớn cho xã hội về giáo dục, y tế…. Ngược lại, nếu dân số ít điều đó sẽ dẫn đến thiếu nguồn lao động, khi đó tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ giảm nhưng lại đặt ra thách thức về trình độ của người lao động để có thể đưa kinh tế phát triển.

- Về chất lượng nguồn nhân lực: Dân số đông tuy tạo ra nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực lại không cao, chủ yếu là chưa qua đào tạo. Ngược lại, dân số ít việc quản lý đào tạo sẽ dễ dàng hơn, chất lượng lao động sẽ được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, quá trình biến động dân số ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm đúng mức, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân số và lao động; nhà nước cần coi trọng việc hoạch định và thực thi các chính sách điều tiết vĩ mô. Cụ thể:

Tại Nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhận định: “Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa, thể lực

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

Nhằm tiếp tục phát huy thành quả của chương trình dân số đã đạt được góp phần xây dựng đất nước phát triển, Ban bí thư Trung ương Đảng và chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình và 10 năm thực hiện nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV khóa VII (1993-2003). Qua tổng kết sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những mặt yếu kém cần khắc phục để có giải pháp thực hiện tốt hơn những mục tiêu được đặt ra trong chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010.

Để công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao, cần tập trung vào một số biện pháp sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, xem đây là nhiệm vụ chính trị mà cả hệ thống chính trị củ địa phương phải thực hiện.

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy hoạt động của ủy ban dân số, nâng cao chất lượng nghiệp vụ độ ngũ cán bộ chuyên trách, công tác viên; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động về công tác quản lý, theo dõi cập nhập, thu nhập các thông tin biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình ở địa bàn các cấp.

- Tăng cường và có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong cộng đồng bằng nhiều hình thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tập trung nhiều hơn nữa cho các vùng khó khăn về hai lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình,…

Nếu thực hiện đồng bộ các phương pháp trên sẽ góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, bình đẳng, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

3.2.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

3.2.2.1. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu

Nghị quyết IV, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ:

“Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là một điều kiện cơ bản đảm bảo những mục tiêu kinh tế

xã hội ”[5,84].

Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là “chìa khóa” đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đảng ta xác định:

“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh

và bền vững”[13,215].

Như vậy, giáo dục là một dạng đầu tư cho phát triển vì nó là động lực thúc dẩy phát triển kinh tế phát triển. Nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đầy đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Do đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua hợp tác giáo dục.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với tiến trình bồi dưỡng nguồn nhân lực nên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta phải tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo.

Thứ nhất, đổi mới nội dung, chương trình dạy học.

Cần phải thiết kế nội dung, chương trình phù hợp với yêu cầu của từng cấp theo hướng cơ bản, hiện đại. Đối với giáo dục phổ thông, khẩn trương xây

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

dựng bộ chương trình mới theo hướng tích hợp ở lớp dưới, phân hóa mạnh mẽ ở những lớp trên, chú trọng giáo dục đạo đức và lối sống, tăng cường hoạt động xã hội để xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển năng lực cá nhân của học sinh, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi em.

Đối với giáo dục nghề nghiệp và gáo dục Đại học đào tạo áp dụng phương pháp học tín chỉ, đẩy mạnh việc áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp, Đại học trên thế giới.

Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy học

Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, hàng ngày hàng giờ con người phát minh ra hàng nghìn các tri thức mới làm cho kho tàng tri thức nhân loại ngày càng phong phú hơn, vì vậy để mỗi chúng ta có thể lĩnh hội các tri thức ấy một cách khoa học nhất đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục ở mọi cấp học; phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với điều kiện của học sinh; khắc phục cơ bản “lối truyền thụ một chiều”, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác với sự tiến bộ kỹ thuật; phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của người học, đặc biệt đối với sinh viên, rèn luyện cho họ kỹ năng và dành thời gian tự học, rèn luyện và tạo điều kiện cho học sinh biểu đạt vấn đề và theo quan điểm của mình.

Nâng cao đội ngũ giáo viên

Giáo viên là những người gánh vác trọng trách quan trọng của xã hội, là lực lượng đào tạo ra những lớp người tương lai cho đất nước. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giáo viên phải tập trug vào việc tạo ra động lực dạy học và rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp bằng cách thay đổi chính sách tuyển dụng, đánh giá, chế độ đãi ngộ, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh, đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục để có được đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đều được đào tạo ở các trường đại học, có kiến

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

thức vững chắc về tâm lí học, giáo dục học và các bộ môn khoa học.

Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đặc biệt hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền núi.

Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính đầu tư cho hệ giáo dục quốc dân. Cùng với các nguồn chi cho ngân sách nhà nước, cần phải huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, quản lí thu và sử dụng có hiệu quả các nguồn đóng góp cho giáo dục đào tạo từ trong nhân dân; Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo.

Giáo dục đào tạo ở thành phố, đồng bằng có điều kiện phát triển hơn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Vì vậy việc giáo dục đào tạo con người ở các vùng này là rất khó khăn. Do đó để nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhà nước cần tập trung đầu tư, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền; thực hiện tốt chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường hỗ trợ vật chất cho các học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng chính sách thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:

Xã hội hóa giáo dục “ là việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự

quản lí của nhà nước” [11,316].

Trước hết cần thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục; phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn; có chính sách khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đã đóng góp suất sắc cho sự nghiệp giáo dục; khuyến

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

khích và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

- Đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo:

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo là rất cần thiết để bổ sung cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực nhằm khắc phục những bất hợp lí về việc phân bổ nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp chúng ta cần phải kết hợp một cách khoa học kế hoạch phát triển toàn diện với chính sách sử dụng sau đào tạo một cách hợp lý để giảm lãng phí về chi phí giáo dục đào tạo của xã hội và gia đình. Phát triển giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn, hình thức giáo dục tai chức và từ xa; mở rộng loại hình đào tạo ngắn hạn để cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động đã qua đào tạo lên.

Tóm lại, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một tất yếu khách quan, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước.

3.2.2.2.Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nâng cao đời sống cho người lao động

Văn kiện Đại hội VII của Đảng nêu phương hướng: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta

trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

[6,59 ]. Vì vậy, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải được đặt lên hàng đầu trong tiến trình đổi mới bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện quan trọng nhất của sự tiến bộ kinh tế xã hội.

Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, cho đến nay về cơ bản nước ta vẫn là một nước kém phát triển. Vì vậy chúng ta không còn con đường nào khác ngoài việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển. Thực hiện công nghiệp

Tr-êng §¹i häc S- ph¹m Hµ Néi 2 Khoa: Gi¸o dôc ChÝnh trÞ

hóa, hiện đại hóa tập trung vào các khâu quan trong sau:

-Phát triển mạnh lực lượng sản xuất, khâu đột phá là điện, cơ khí.

-Xây dựng một nền công nghiệp lớn, đủ mạnh, có khả năng trang bị cho nền kinh tế quốc dân.

-Giải quyết nhanh chóng vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng cho Chủ nghĩa xã hội.

-Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đội ngũ công nhân điều khiển và đội ngũ kỹ sư tài năng.

Để đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến thắng lợi, chúng ta cần:

Trong công nghiệp: phải nâng cao chất lượng sức cạnh tranh, phát triển các ngành công nghệ cao, những ngành có lợi thế cạnh tranh, phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Trong nông nghiệp: Chúng ta phải “Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,

nông thôn và nông dân” [12,219]. Phải tiến hành phát triển nông nghiệp một

cách toàn diện; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, đưa những phát minh khoa học – công nghệ vào nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)