Thực trạng đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ huyện lý nhân, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 35 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn

đoạn hiện nay

2.2.1. Những mặt tích cực trong công tác cán bộ huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam

2.2.1.1 Về công tác tuyển chọn cán bộ

Tư duy đổi mới theo nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu đổi mới trong công tác cán bộ. Thời gian qua, Đảng bộ huyện Lý Nhân đã tìm mọi cách để thay đổi các cơ chế về quản lý đội ngũ cán bộ huyện. Hiện này phòng nội vụ và các phòng ban đã xác định được gần 80 tiêu chuẩn ngạch, bậc của từng vị trí công tác, trong đó có những tiêu chí chung như: Phải yêu nước, trung thành với thể chế nhà nước XHCN, có tri thức tương ứng với chức vụ đảm nhiệm, cán bộ phải có nhân cách đạo đức, có tác phong mới, tư duy mới trong quản lý đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.

Vấn đề chính bây giờ là làm sao tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ có tài có đức vào bộ máy hành chính huyện nhà. Vừa lựa chọn nhưng cũng vừa đào thải. “Từ năm 2001 đến nay huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam đã có hai cuộc tinh giảm biên chế lớn. Huyện Lý Nhân đã giảm được gần 15% đội ngũ không đáp ứng yêu cầu ra ngoài biên chế cơ quan Nhà nước” [1, tr.47].

Trong năm 2011 công tác tuyển chọn cán bộ của huyện Lý Nhân đã có bước đổi mới đáng kể. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập của tỉnh nói chung và của huyện Lý Nhân nói riêng, việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao. “Cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều, toàn huyện có hơn 100 cán bộ có trình độ Đại học. Bên

36

cạnh đó số lượng cán bộ trước khi được tuyển chọn là Đảng viên ngày càng nhiều, năm 2011 là 57 đồng chí chiếm 25% số cán bộ được tuyển chọn” [19, tr.6].

Tiêu biểu như ngày 31.3.2011, UBND huyện Lý Nhân có quyết định số 25/2011/QĐ- UBND ban hành đề án “ Thí điểm thực hiện tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị hành chính trong huyện” đã được tỉnh phê duyệt. Đề án được coi là nền tảng đầu tiên trong công tác đổi mới bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo quản lý ở huyện. Sau khi rút kinh nghiệm việc thí điểm tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo đề án nêu trên, ngày 31.5.2011 UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 81/QĐ- UBND phê duyệt Đề án tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở kế thừa đề án cũ và có nhiều điểm mới. Đối tượng tuyển chọn, bổ nhiệm được mở rộng hơn, bao gồm: cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyên ( trừ chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý); cấp trưởng, cấp phó các phòng chuyên môn, các ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, cơ quan thuộc UBND huyên, thị xã; cấp trưởng, cấp phó đơn vị sự nghiệp trực thuộc phòng chuyên môn UBND cấp xã. Các ứng viên tham gia tuyển chọn vị trí lãnh đạo phải xây dựng.

Chương trình hành động “Xây dựng và phát triển cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển chọn trong giai đoạn 5 năm”. Sau khi trình bày chương trình này tại Hội nghị toàn thể cán bộ, các ứng viên phải trả lời các câu hỏi chất vấn của cán bộ, viên chức trong đơn vị tổ chức tuyển chọn và của thành viên Hội đồng tuyển chọn. Trên cơ sở đó, cán bộ, viên chức tại đơn vị bỏ phiếu kín đánh giá từng các ứng viên; ứng viên nào đạt hơn 50% số phiếu mới được Hội đồng xem xét tiếp.

Từ khi triển khai đến nay, đề án này đã được thực hiện trên diện rộng tại 2 thị trấn và 23 xã trên địa bàn huyện. Việc triển khai tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý theo được cán bộ, công nhân viên tại những đơn vị này đồng tình hưởng ứng. Kết quả, toàn huyện đã tuyển chọn được gần 100 cán bộ, quản lý có năng lực. Trung bình, mỗi chức danh khoảng 3 - 4 ứng viên

37

đăng ký tham gia. Tại hội nghị tuyển chọn, mỗi ứng viên phải thuyết trình chương trình hành động của mình, đồng thời trả lời trung bình 5 câu hỏi chất vấn trở lên. Đặc biệt, ứng viên tham gia dự tuyển chức danh Hiệu trưởng trường THPT Lý Nhân của huyện trả lời gần 15 câu hỏi của cán bộ, giáo viên nhà trường. Các câu hỏi đều mang tính chất xây dựng, sát với tình hình thực tế của đơn vị. Điều đáng chú ý trong số 4 ứng viên tuyển chọn hiệu trưởng tại đây, có 2 ứng viên đơn vị ngoài tham gia và họ lại đạt tỷ lệ bầu chọn từ đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cao hơn ứng viên tại chỗ. Điều đó cho thấy, sự cạnh tranh công khai đã tránh được tình trạng cục bộ đơn vị.

Về chức vụ, thực hiện tuyển dụng cán bộ công chức mới vào các cơ quan hành chính Nhà nước ở các ngành và địa phương qua con đường thi tuyển công khai, góp phần lựa chọn đúng những người có đủ tiêu chuẩn, thực hiện công bằng xã hội. Mặt khác, có chú ý đặc điểm của những xã còn khó khăn tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển chọn ở địa phương này.

2.2.1.2 Về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

Thứ nhất, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được rèn luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng, trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, luôn gương mẫu, tích cực trong lao động sản xuất, công tác và học tập, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Công tác đào đạo cán bộ trong những năm gần đây luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng nên chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên. Cán bộ có trình độ cao đẳng đại học ngày càng nhiều, trình độ chính trị cũng được nâng lên từng bước. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ huyện đã trưởng thành về nhiều mặt, thành tựu phát triển kinh tế xã hội những năm qua của huyện có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ

38

Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân thể hiện rõ nhất trong cơ cấu đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của huyện giai đoạn 2010 – 2011.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện:

“+ 100% cán bộ, cán bộ công chức giữ chức vụ Trưởng phòng cấp huyện và tương đương, dự nguồn của chức daanh này được đào tạo lý luận chính trị cao cấp. Có ít nhất 70% chức danh Phó trưởng phòng cấp huyện tương đương có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

+ Có ít nhất 20% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đào tạo sau Đạo học.

+ Năm 2011 có 20% cán bộ, công chức, viên chức có độ tuổi dưới 40 có thể sử dụng ngoại ngữ ( chủ yếu là Tiếng Anh) để giao dịch và nghiên cứu tài liệu chuyên nghành” [17, tr.12].

- Đối với cán bộ công chức cấp xã:

+ 90% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và trình độ chuyên môn đạt từ Trung cấp, 70% trở lên có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 60% trở lên có trình độ chuyên môn Đại học.

+ Mỗi xã thị trấn có từ 2 -3 cán bộ có trình độ đại học chính qui được đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị và bồi dường kiến thức, kỹ năng quản lý.

+ 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐNĐ và UBND được đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý, điều hành; công chức cấp xã được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước theo chức danh; Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo tin học văn phòng.

+ 100% cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm vào ngạch, vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Hàng năm có khoảng 70 – 80% cán bộ thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc”[19, tr.14].

39

Qua số liệu trên cho thấy về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã phần nào nâng lên một bước. Nhưng để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH, làm việc mang tính khách quan, khoa học, để đạt được hiệu quả công tác tốt hơn đòi hỏi đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ hai, về đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ huyện từng bước được đảm bảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ huyện trong những năm vừa qua đã nắm bắt được xu thế công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ trong toàn tỉnh, nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế trang trại nên đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao tạo điều kiện để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở xã, phường, thị trấn được cải tạo rõ rệt. Một số các trụ sở uỷ ban nhân dân xã phường được xây mới, khang trang, kiên cố, có nhà văn hoá, hệ thống đài truyền thanh, có điện thoại, có tủ sách pháp luật và đã có rất nhiều xã, phường, thị trấn có trang bị máy vi tính. Chính vì vậy, việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, góp phần nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong toàn huyện.

Thứ ba, về phẩm chất chính trị

Đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đội ngũ cán bộ đã khắc phục khó khăn, hăng say, nhiệt tình công tác, cống hiến hết mình vì sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà, đưa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đại đa số cán bộ của huyện đã giữ gìn được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh chăm lo cho sự nghiệp chung, sống chân thật, gắn bó với quần chúng nhân dân, thực hiện những điều mà Hồ Chí Minh đã dạy:

40

“Đã là cán bộ phải nhớ đến những đức tính mà cán bộ cần phải có:

1- Không tự kiêu, không có cái bệnh làm “quan cách mạng”. Phải siêng năng, siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm.

2- Cầu tiến bộ luôn luôn, không lúc nào ngừng nghiên cứu, tự luyện, sửa chữa những khuyết điểm.

3- Trung thành với mục đích cácht mạng, giữ cho nước nhà được độc lập, nòi giống được tự do’’ [8, tr.34].

Thứ tư, về năng lực tổ chức thực tiễn và cụ thể hoá đường lối của Đảng

Đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam đã biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, biết xuất phát từ thực tiễn cơ sở của mình để phát triển kinh tế. Họ còn là những người trực tiếp triển khai, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, là những người gương mẫu, đi đầu thực hiện đường lối của Đảng làm tấm gương cho nhân dân noi theo.

2.2.1.3 Về vấn đề xây dựng cơ cấu cán bộ

Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam đã trưởng thành về nhiều mặt, thành tựu phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua của huyện có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ cơ sở. Nhận thức của cán bộ dần dần được nâng lên, nhất là khi triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã, phường. Cán bộ làm việc sát dân hơn, lắng nghe ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu kinh tế xã hội. Phương thức và lề lối làm việc theo hướng dân chủ và công khai, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản huy động của dân đã được đưa ra để dân cùng bàn bạc, quyết định, hoạt động của chính quyền đi vào nề nếp, khắc phục dần tình trạng làm việc tuỳ tiện, cảm tính. Để đạt được những mặt tích cực trên chính lầ nhờ vào việc xây dựng cơ cấu cán bộ của huyện một cách hợp lý.

- Về cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ huyện Lý Nhân được thể hiện rõ qua số liệu sau :

41

Trên cơ sở dữ liệu, nhìn vào cơ cấu giới tính của các chức danh: Bí thư đảng uỷ, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, các số liệu cho thấy như sau:

“+ Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ: Nam 105 đồng chí, chiếm 93,19%; Nữ 19 đồng chí, chiếm 6,81%

+ Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: Nam 325 đồng chí, chiếm 97,27%; Nữ 11 đồng chí, chiếm 2,73%” [17, tr.13].

Như vậy, nhìn vào tỷ lệ cơ cấu cán bộ, số cán bộ nữ tương đối thấp so với tỷ lệ nữ trong dân cư. Điều đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ngành cần có chính sách chăm lo, đầu tư, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh để có được cơ cấu cán bộ nữ chiếm một phần không nhỏ so với nam giới.

Tuy nhiên thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nữ, trong những năm qua, cùng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Huyện ủy Lý Nhân rất quan tâm đến công tác cán bộ nữ và phát triển đội ngũ cán bộ nữ của huyện. Nhờ vậy, công tác cán bộ nữ ở Lý Nhân đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng.

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác cán bộ nữ từng bước được nâng lên; nhiều cấp ủy và các ngành, địa phương đã dành nhiều sự quan tâm đến công tác cán bộ nữ. Số cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Nhiệm kỳ 2005-2010, có 2 lượt cán bộ nữ được quy hoạch chức danh lãnh đạo chủ chốt của huyện, 3 đồng chí quy hoạch vào Ban Thường vụ Huyện ủy, 10 đồng chí được quy hoạch vào Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện (chiếm 9,8%), 75 đồng chí được quy hoạch chức danh lãnh đạo các xã, ban, ngành đoàn thể huyện. Nhiệm kỳ 2010-2015, có 5 lượt cán bộ nữ được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo chủ chốt của huyện, 9 đồng chí được quy hoạch vào BCH Đảng bộ huyện (chiếm 10,61%)...

42

Đại biểu HĐND các cấp xã và đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2011-2015 là nữ chiếm tỷ lệ đáng kể: cấp cơ sở chiếm 18%, cấp huyện chiếm 19%, tăng 4,7% so với nhiệm kỳ trước. “Từ 2006-2011, huyện đã đề bạt 15/75 cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, chiếm 11,52%; 3/15 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Huyện ủy, chiếm 15%; 12/142 cán bộ nữ tham gia ban thường vụ các xã, phường chiếm 8,45%; 2 xã có cán bộ nữ giữ chức bí thư xã, chủ tịch UBDN xã”[18, tr.17]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ và phát triển đảng viên nữ cũng được các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm.

Trong thời gian tới, để công tác cán bộ nữ ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tiếp tục đạt kết quả cao, Tỉnh ủy Lý Nhân chú trọng thực hiện một số giải pháp:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo một cách sâu sát, thường xuyên của Huyện ủy và các cấp uỷ đảng đối với công tác cán bộ nữ. Tiếp tục thực hiện tốt Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 6-5-2010 của Huyện ủy về công tác cán bộ nữ

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vấn đề cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ huyện lý nhân, tỉnh hà nam hiện nay (Trang 35 - 65)