Biên pháp 1: Giảm nợ phải trả

Một phần của tài liệu Luận văn:Phân tích tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH An Thịnh pdf (Trang 71 - 75)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.2.1 Biên pháp 1: Giảm nợ phải trả

3.2.2.1 Cơ sở để thực hiện biện pháp

Bất cứ một doanh nghiệp nào trong qúa trình sản xuất kinh doanh cũng phải đi vay chứ không thể chỉ dùng đến vốn chủ sở hữu để đầu tư toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm 2 phần: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng vốn vay để kinh doanh có hiệu quả thì đi vay là một biện pháp lý tưởng tuy nhiên cũng phải tính đến khả năng thanh toán các khoản vay của doanh nghiệp khi đến hạn.

Nếu một doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cao thì đây là một biện pháp rất mạo hiểm vì kinh doanh không hiệu quả, không thanh toán được các khoản nợ doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản . Qua phân tích tình hình tài chính trong bảng cân đối kế toán của công ty TNHH An Thịnh em nhận thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty chiếm tỷ lệ rất cao.

Bảng 19: Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH An Thịnh

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ trọng (%)

Năm 2009 Năm 2010

Nợ phải trả 18.987.555.777 38.889.726.427 60.72 79.47 Vốn chủ sở hữu

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số nợ của công ty là rất cao (số vốn mà công ty chiếm dụng được) và có xu hướng ngày một tăng lên. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm rất cao trong tổng nguồn vốn mà nguyên nhân chính là do tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao.

Vốn chủ sở hữu lại rất thấp, cho nên khả năng thanh toán của công ty là rất kém và rủi ro gặp phải là rất lớn.

Cơ cấu nợ phải trả

Bảng 20: Cơ cấu nợ phải trả

Đvt: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tỷ trọng(%)

Năm 2009 Năm 2010

I.Nợ phải trả 18.987.555.777 38.889.726.427 100 100

1.Nợ ngắn hạn 15.165.313.180 34.049.171.133 79.87 87.55

2.Nơ dài hạn 3.822.242.597 4.480.555.294 20.13 12.45

( Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH An Thịnh)

Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn lại chiếm đến 87% trong khi nợ dài hạn của công ty lại rất thấp 12%. Công ty cần có biện pháp giảm nợ ngắn hạn vì nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn rất ngắn.

3.2.1.2 Nội dung thực hiện

Nợ ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả người bán bị công ty giữ lại.

Huy động vốn từ các thành viên trong công ty:

Công ty có thể kêu gọi sự tham gia góp thêm vốn từ các thành viên trong hội đồng thành viên. Công ty gặp khó khăn thì sự chung tay góp sức của các thành viên trong công ty là việc rất quan trọng. Nó không chỉ làm tăng nguồn vốn chủ sở

hữu mà còn làm tổng nguồn vốn tăng lên đáng kể. Công ty sẽ áp dụng việc chia lợi nhuận ưu đãi hơn với những thành viên góp thêm vốn.

Huy động vốn bằng cách kết nạp thành viên mới:

Công ty có thể kêu gọi cán bộ công nhân viên trong công ty và các cá nhân tổ chức bên ngoài có mong muốn tham gia góp vốn. Do hình thức pháp lý của công ty là công ty TNHH 2 thành viên trở lên do vậy mà số lượng thành viên tối đa trong hội đồng thành viên có thể lên tới 50 người.

Giảm các khoản phải thu khách hàng:

Nguồn vốn mà công ty bị khách hàng của mình chiếm dụng tương đối lớn nếu không thu hồi lại được công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cần có sự chọn lọc kỹ hơn trong việc cung cấp hàng hoá cho khách hàng. Nên tìm hiểu tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán gần nhất của khách hàng xem họ có khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty hay không. Mặt khác công ty nên áp dụng một số biện pháp để thu hồi tiền hàng nhanh chóng như: chiết khấu thanh toán sớm, giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng nhiều và thanh toán đúng hạn.

3.2.2.3 Dự tính kết quả đạt được

Nếu công ty áp dụng một trong các giải pháp trên, dự tính kết quả đạt được sẽ làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên khoảng 25% thì tình hình tài chính của công ty sẽ thay đổi như sau:

Dùng toàn bộ vốn chủ huy động được để bù đắp vào khoản vốn vay ngắn hạn. 40% vốn chủ tăng lên tương ứng với 4.018.193.296 đồng.

Bảng kết quả so sánh trước và sau giải pháp

Chỉ tiêu Trước giải pháp Sau giải pháp So sánh

%

Vốn chủ sở hữu 10.045.483.242 14.063.676.540 4.018.193.296 40 Nợ ngắn hạn 34.049.171.133 30.030.977.837 4.018.193.296 11.8 Khả năng thanh toán tổng

quát

1.258 1.375 0.117 9.3

Hệ số nợ 0.795 0.66 0.135 16.9

Tỷ suất tự tài trợ 20.53 26.6 6.07 29.6

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

29.55 41.37 11.82 40

Tỷ suất doanh lợi vốn chủ 0.0154 0.013 (0.0024) (15.6)

Bảng so sánh về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Cách tính Trước giải

pháp

Sau giải pháp Chênh lệch

% Khả năng thanh toán tổng quát (lần) Tổng tài sản 1.258 1.375 0.117 9.3 Tổng nợ phải trả Khả năng thanh toán hiện thời (lần) TSNH 0.439 0.497 0.058 13.2 Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh (lần) TSNH- Hàng tồn kho 0.356 0.389 0.033 9.3 Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời (lần) Tiền + Các khoản tương đương tiền

0.044 0.0497 0.0057 1.3

Nợ ngắn hạn Khả năng thanh

toán lãi vay

LN tt và lãi vay 0.432 0.56 0.128 29.6

Kết quả thu được sẽ cải thiện đáng kể tình hình tài chính của công ty TNHH An Thịnh nhưng nhìn chung tình hình tài chính của công ty vẫn rất khó khăn. Trong thời gian tới cần sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty thì mới vượt qua tình hình khó khăn chung.

Một phần của tài liệu Luận văn:Phân tích tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH An Thịnh pdf (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)