THUYẾT MINH TÍNH TOÁN: A Hệ thống cấp nước:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỤ SỞ LÀM VIỆC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK) (Trang 41 - 45)

A. Hệ thống cấp nước:

1. Sơ đồ cấp nước:

Nguồn cấp nước cho công trình lấy từ hệ thống cấp nước thành phố, đưa vào bể chứa, sau đó dùng bơm cấp lên két nước mái rồi cấp cho các nhu cầu dùng nước. Nhu cầu sử dụng nước cho công trình bao gồm:

- Nước cấp cho sinh hoạt.

- Nước cấp cho tưới cây và sân bãi.

- Nước cấp sử dụng cho hệ thống chữa cháy. -

2. Lưu lượng :

Tiêu chuẩn cấp nước nhân viên: qsh = 25l/người/ngày

Số nhân viên dự kiến trong trình là 200 người

- Lưu lượng nước sinh hoạt:

Qsh/ngày max =(200 người x 25l/người/ngày)x 1.2Kngày MẠNG LƯỚI

CẤP NƯỚC BỂ CHỨA NƯỚC NƯỚCKÉT DÙNG NƯỚCTHIẾT BỊ

CÔNH TRÌNH PHỤ TRỢ VÀ TƯỚI CÂY

= 6000l/ ngày = 6 m3/ngày

- Lưu lượng nước dịch vụ (tưới cây, sân bãi và rửa sàn tầng hầm) : Qdịch vụ = 15%Qsh/ngày max = 0.9 m3/ngày

Tổng lưu lượng cấp nước (nước sinh hoạt và dịch vụ):

ΣQ = 6 + 0.9 = 6.9 m3/ngày

- Lưu lượng nước chữa cháy trong 1 giờ:

Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy : qcc = 2.5l/s

Qcc = b*qcc *60*60/1000 = 1*2.5*60*60/1000 = 9m³/h

b: số lần hoạt động chữa cháy đồng thời,1

3. Dung tích bể chứa:

- Bể chứa nước sinh hoạt:

Wbsh = a* Qsh/ngày max = 6.9 ~ 7 m3

a: hệ số dự trữ của bể chứa. a= 1

Qsh/ngày max: lưu lượng nước sinh hoạt

- Bể chứa nước chữa cháy trong 2 giờ liền cho 1 cột (hộp ) chữa cháy: Wbcc = Qcc*2 = 9*2 = 18 ~ 20 m³

Tại tầng hầm của công trình xây 1 bể nước ngầm cấp cho sinh hoạt và chữa cháy có khối

tích là 28 m3

4. Dung tích két nước:

- Két nước sinh hoạt:

Wksh = b*Wđh = 3.58 ~ 4 m3

b: hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần lắng cặn ở đáy két nước, 1.3 Wđh: dung tích điều hòa của két nước , 40%Qsh/ngày max

5. Mạng lưới cấp nước:

Theo tính toán sơ bộ, sẽ lắp đặt một tuyến áp lực thấp. Đường kính ống đứng DN40- DN20. Ống cấp từ phòng bơm đến các két nước có đường kính khoảng DN50. Đường ống từ hố đồng hồ vào bể chứa sinh hoạt: DN50

Áp lực làm việc từ 01 – 06 kgf/cm2, vận tốc trong đường ống chính và ống đứng là 1,2 –

2m/s; trong ống nhánh cấp đến các thiết bị là 2,5 m/s.

Lưu lượng tính toán trong một giây của các dụng cụ vệ sinh, đường kính ống nối với các dụng cụ vệ sinh và đương lương lấy như sau:

STT LOẠI DỤNG CỤ VỆ SINH N q (l/s) DN (mm) 1 Lavabo 0.33 0.07 15 2 Chậu rửa 1 0.2 15 3 Xí bệt 1 0.2 15 4 Âu tiểu 0.17 0.035 15 5 Vòi tưới 1.5 0.3 20

Lưu lượng tính toán cấp nước trong nhà được xác định theo công thức:

q= a * 0.2* √ N

q: lưu lượng tính toán (l/s)

a : hệ số phụ thuộc vào chức năng ngôi nhà N: đương lượng thiết bị vệ sinh

6. Chọn bơm:

Với lưu lượng tính toán và vận tốc cho phép ta chọn đường kính ống chính là DN50 Chọn sơ bộ cột áp máy bơm H=50m theo qui phạm.

Vậy ta chọn máy 2 bơm nước sinh hoạt (1máy chạy + 1máy dự phòng) có tính năng như

sau: Q =6m3/h, H=50m

B. Hệ thống thoát nước:

Giải pháp thoát nước: thiết kế 2 hệ thống thoát nước riêng biệt

- Nước thải sinh hoạt bao gồm hệ thống thoát nước xí và hệ thống thoát nước bẩn. Hệ thống thoát nước xí được xử lý cục bộ bằng hầm tự hoại đúng qui cách, trước khi thoát ra mạng lưới thoát nước sinh hoạt khu vực.

- Nước mưa: bao gồm hệ thống thoát nước mái và hệ thống thoát nước mặt công trình.

1. Sơ đồ thoát nước:

- Thoát nước bẩn:

- Thoát nước xí:

- Thoát nước mưa:

Trang 40 THIẾT BỊ VỆ SINH ỐNG ĐỨNG HỐ THU NƯỚC BẨN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THIẾT BỊ VỆ SINH ỐNG ĐỨNG BỂ TỰ HOẠI MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC PHỄU THU ỐNG ĐỨNG HỐ THU NƯỚC MƯA MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC

2. Bố trí trục ống thoát và độ dốc đặt ống:

- Hệ thống thoát nước bẩn và thoát sinh hoạt:

Mỗi phòng vệ sinh bố trí một ống đứng thoát nước bẩn, một ống đứng thoát nước sinh hoạt và ống thông hơi phụ, tất cả đều được đặt trong hộp gen xây kín. Các ống nhánh thoát ra ống đứng được đặt bên dưới sàn, có độ dốc thích hợp để không gây lắng cặn trên đường ống.

Độ đày h/D = 0.5, tốc độ ống ngang ≥ 0.7m/s, tốc độ ống đứng ≤ 4m/s

ĐƯỜNG KÍNH ỐNG VÀ ĐỘ DỐC ĐẶT ỐNG (ỐNG NGANG)

Đường kính ống D (mm) Độ dốc tiêu chuẩn (i) Độ dốc tối thiểu

≥ 50 0.035 0.025

100 0.02 0.012

150 0.01 0.007

- Hệ thống thoát nước mưa:

Dựa vào tài liệu khí tượng thủy văn của Việt nam, tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thoát nước mưa của Việt Nam và các tài liệu có liên quan khác, thông số thiết kế như sau:

+ Lưu lượng nước mưa cần thoát:

Q = k*(F*q5/10000)

Q : Lưu lượng nước mưa (l/s)

F : diện tích thu nước (m2) F = Fmái + 0.3Ftường Fmái : diện tích hình chiếu của mái (m2)

Ftường : diện tích tường tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m2) K: hệ số lấy bằng 2

q5 : cường độ mưa (450,4 l/s ha)

+ Độ dốc thoát nước:

Đường kính ống Đường ống thoát nước mưa

Độ đầy lớn nhất (h/D) Độ dốc nhỏ nhất

≤ 80 0.8 đường kính ống 0.02

80 0.8 đường kính ống 0.015

Các ống đứng thoát nước mưa được thoát ra những mương thu nước, hố ga gần nhất rồi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.

3. Dung tích bể tự hoại:

Wbth = Wn + Wc = 5.6 + 6.05 = 11.65 ~ 12 m3

Với phần trăm số nhân viên có nhu cầu đi vệ sinh là 40%. - Thể tích nước của bể

Wn = 2ngày x Qtmax = 5.6 m³

- Thể tính cặn của bể

Wc = [a*T*(100-W1)*b*c*N]/[(100-W2)*1000] = 6.05 m³

a: lượng lặn trung bình của 1 người thải ra trong ngày, 0.5-0.8l/ngđ b: hệ số kể đến việc giảm thể tích cặn khi lên men, b= 0.7

c: hệ số kể đến việc để lại 1 phần cặn đã lên men, c= 1.2 T: thời gian giữa 2 lần lấy cặn, 180-360 ngày

W1: độ ẩm cặn tươi vào bể, 95% W2: độ ẩm của cặn khi lên men, 90% N: số người mà bể phục vụ

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT TRỤ SỞ LÀM VIỆC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w