VII. Hoạt động chuyển giao IPv6 trên toàn cầu
3. Châu Á-Thái Bình Dươn g:
IPv6 tiếp tục dành được sự quan tâm nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một phần cũng là do sự hạn chế về địa chỉ IPv4 đã đặt một cản trở nhất định đối với sự phát triển của Internet tại những khu vực kinh tế quan trọng của Châu lục này: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Các quốc gia này có một mối liên hệ hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy phát
triển IPv6 nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ngày 8/9/2003 Trung Quốc- Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo cấp Bộ trưởng về công nghệ thông tin. Trong đó có ký kết hiệp ước giữa các nước này về quan hệ tương hỗ trong thúc đẩy công nghệ Châu Á: Hệ thống mobile 3G, tiến tới 4G, broadband, IPv6. Đồng thời, Trung Quốc và Nhật Bản có hội thảo song phương về hợp tác phát triển IPv6, công nghệ thông tin 3G. Bao gồm: trao đổi thông tin và cùng hợp tác tổ chức các hội thảo về IPv6, hợp tác trong việc nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa về IPv6, thúc đẩy các ứng dụng dịch vụ IPv6, trao đổi các chính sách cũng như chuyên gia trong lĩnh vực IPv6, thiết lập nhóm phụ
trách (working group) nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác nói trên.
Các hoạt động hợp tác liên lục địa cũng được tiến hành: EU đồng ý làm việc
cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Các hoạt động liên kết mạng giữa Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu cũng được phát triển. Mở đầu cho sự hợp tác toàn diện trên phạm vi quốc tế.
Trong khi tại Châu Âu, các hoạt động và dự án thúc đẩy ứng dụng IPv6 được
thực hiện bởi các hãng, các tổ chức nghiên cứu thì tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, được hỗ trợ và định hướng từ chính phủ nên được triển khai rất toàn diện và hiệu quả.
a. Nhật Bản
Nhật Bản dự đoán số lượng người sử dụng Internet sẽ vượt quá 80 triệu vào
năm 2005 và sẽ không lâu nữa, vô tuyến, các thiết bị thông tin, thiết bị dụng cụ gia đình có thể được điều khiển thông qua mạng Internet . Quá trình cung cấp dịch vụ Internet giai đoạn mới sẽ ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực, từ vận tải, thương mại đến giáo dục. Do vậy, IPv6 gắn liền với Internet thế hệ mới. Nhật Bản tiến hành nghiên cứu phát triển IPv6 từ 2000 và là quốc gia rất tích cực trong lĩnh vực phát triển IPv6.
Chương trình phát triển thông tin Nhật Bản (e-Japan Priority Policy Program) từ
tháng 3 năm 2001 đã chỉ rõ môi trường Internet với IPv6 sẽ đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Tháng 9 năm 2000, chính phủ Nhật Bản thông báo đặt mục tiêu phát triển IPv6 trong định hướng công nghệ. Sau đó áp dụng một chính sách rõ ràng, đồng đều, trên nhiều lĩnh vực, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ IPv6 phổ cập vào 2005.
Uỷ ban phát triển IPv6 Nhật Bản (IPv6 Promotion Council) được thành lập,
được tài trợ bởi chính phủ, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động và thúc đẩy ứng dụng IPv6 có sự tham gia thống nhất của mọi thành phần:
- Chính phủ: Lên kế hoạch chiến lược và quỹ tài trợ. Chính phủ đầu tư 2 tỉ Yên (khoảng 18 triệu USD) cho quỹ nghiên cứu và thử nghiệm IPv6.
- Uỷ ban phát triển IPv6: Hoạt động theo tài trợ Chính phủ và thực hiện các công tác trong nước cũng như hợp tác quốc tế (Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác với Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Thực hiện thúc đẩy nhận thức trong nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Xuất bản tạp chí IPv6. Thực hiện thu thập phản hồi từ mọi đối tượng và người sử dụng.
- Các nhà sản xuất phần cứng: Nghiên cứu sản xuất thiết bị phần cứng hỗ trợ IPv6. Các hàng sản xuất thiết bị mạng đều tham gia: Hitachi, Fujitsu, NEC, Yamaha… Các nhà sản xuất phần cứng cho các dịch vụ ứng dụng: Nokia, Sharp (wireless), Sony (Game), Toshiba, Panasonic, Sanyo (vật dụng gia đình),
Canon, NEC (Web camera)…
- Công nghệ phần mềm: Phát triển thử nghiệm các phần mềm, các ứng dụng. Có sự tham gia của rất nhiều đối tượng trên mọi lĩnh vực.
- Các ISP: Cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Nhật Bản ứng dụng IPv6 vào những dịch vụ mới. Dịch vụ đầu tiên được cung cấp rộng rãi dựa trên nền IPv6 là hệ thống truy cập Internet không dây trên tàu (WLAN Access on train). Mạng y tế, mạng game hiện nay đã ứng dụng IPv6.
Hiện nay việc ứng dụng IPv6 tại Nhật Bản đã trở nên thông thường, các dịch vụ cơ bản đều được cung cấp với IPv6. Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới của thị trường Internet sử dụng IPv6, đặt định hướng đến năm 2005, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông như IPv4.