Giới thiệu về lọc tương tự và lọc số 1 Tổng quan và phân lọa

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập chuyên đề phân tích và xử lý tín hiệu số (DSP) (Trang 34 - 35)

Bài 6: THIẾT KẾ MACH LỌC FIR

6.1 Giới thiệu về lọc tương tự và lọc số 1 Tổng quan và phân lọa

6.1.1 Tổng quan và phân lọai

Trong xử lý tín hiệu, nhiệm vụ của một mạch lọc là loại bỏ những thành phần tín hiệu không mong muốn (như là tín hiệu nhiễu) hay lấy ra những thành phần có ích của tín hiệu nằm bên trong một dải tần số nhất định.

Có 2 loại lọc chính là lọc tương tự và lọc số

 Lọc tương tự: sử dụng những mạch điện tương tự được làm từ những thành phần như điện trở, tụ điện và opamp để tạo nên những hiệu quả lọc theo mong muốn. Những mạch lọc như thế đưọc sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng như loại nhiễu, nâng cao chất lượng video, mạch cân bằng đồ họa trong các hệ thống hi-fi và nhiều lĩnh vực khác.

Trong việc thiết kế mạch lọc tương tự , có những kỹ thuật theo những tiêu chuẩn đã được xây dựng cho những yêu cầu nhất định. Tại tất cả các tầng của mạch lọc, tín hiệu được lọc thường là tín hiệu điện thế hay dòng điện có sự tương ứ ng với các tính chất vật lý liên quan.

 Lọc số: sử dụng bộ xử lý số thực hiện những phép tính số học hay lấy mẫu tín hiệu. Bộ xử lý có thể là PC hay là chip DSP(Digital Signal Processor) chuyên dụng.

Tín hiệu tương tự ở ngõ vào đầu tiên phải được lấy mẫu và số hóa bằng bộ ADC. Kết quả thu được sẽ là một chuỗi số nhị phân và được đưa tới bộ xử lý thực hiện các phép tính trên chúng. Những phép tính này chủ yếu là những phép nhân với hằng số và phép cộng những tích số lại với nhau. Kết quả cuối cùng sau khi lọc số được chuyển đổi lại thành tín hiệu tương tự thông qua bộ DAC. Chú ý là trong lọc số, tín hiệu được thể hiện dưới dạng chuỗi số chứ không phải là dạng điện thế hay dòng điện.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực tập chuyên đề phân tích và xử lý tín hiệu số (DSP) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w