Hình 2.6 là một chu trình được đo ở hiệu điện thế 2V, tần số 0.1Hz và tín hiệu vào hình tam giác, có các điểm Bd1, Bd2 và Hc1, Hc2 gần như đối xứng qua gốc tọa độ, chu trình được khép kín ở 2 đầu và có đường cong từ hóa tách biệt với các đường cong từ trễ rất rõ, đây là một chu trình phù hợp khá tốt với thực tế, là một kết quả thí nghiệm tốt.
Cảm ứng từ dư và cường độ trường khử từ đều có hai giá trị là Bd1, Bd2 và Hc1, Hc2 tương ứng với hai vị trí cắt trên các trục toạ độ, theo lí thuyết thì từng cặp giá trị này phải đối xứng nhau qua gốc toạ độ O, tuy nhiên kết quả thực nghiệm trên lại không như vậy, bởi vì do lỗi khử từ, tức là chưa khử hết từ dư còn lại trong lõi sắt khi tiến hành thí nghiệm, tuy nhiên như sẽ trình bày kĩ hơn ở phần kế tiếp là “các lỗi thƣờng gặp”, thì lỗi này chỉ làm cả chu trình dịch đi một đoạn nào đó theo các trục toạ độ, do đó để xác định giá trị cảm ứng từ dư và cường độ trường khử từ trong mỗi lần đo ta lấy giá trị trung bình về độ lớn của từng cặp giá trị tương ứng:
1 2 , 1 2 2 2 d d c c d B B H H B Hc (2.5)
Hình 2.7 cho thấy kết quả đo chu trình ở hiệu điện thế cao hơn 2V (hiệu điện thế được đề nghị bởi nhà sản xuất), theo lí thuyết khi đạt trạng thái bão hòa thì cảm ứng từ tăng tuyến tính theo cường độ từ trường ngoài và là quá trình thuận nghịch có nghĩa là khi đã đạt trạng thái bão hòa thì dù có tăng cường độ từ trường thì diện tích chu trình cũng không tăng thêm do lúc này đồ thị của chúng ta là một đường thẳng (hình 2.7). Tuy nhiên kết quả thực nghiệm cho thấy diện tích chu trình có tăng lên khi tăng thêm hiệu điện thế vượt qua hiệu điện thế được dự đoán là đã đủ để làm chất sắt từ của chúng ta bão hòa (2V). Nguyên nhân có thể do lõi sắt từ không hoàn toàn đồng chất mà có tạp chất. Ngoài ra sai số của dụng cụ hoặc tính hiệu vào không ổn định làm cho các điểm được đo ở các thời điểm khác nhau không hoàn toàn nằm trên một đường thẳng, do thực tế không thể khử từ hoàn toàn cho lõi sắt làm cho chu trình của chúng ta không hoàn toàn khép kín dẫn đến phần đồ thị lúc đã bão hòa theo lí thuyết phải là đường thẳng không có diện tích thì thực tế vẫn có. Theo đề nghị của nhà sản suất thì nên thực hiện bài thí nghiệm ở hiệu điện thế từ 1 đến 2V. Tuy nhiên như hình 2.8 chúng ta có thể thấy là ở hiệu điện thế 1,5 V thì chu trình vẫn chưa đạt đến trạng thái bão hòa, ngoài ra tác giả cũng đã thực hiện thí nghiệm ở những hiệu điện thế cao hơn 2.5V, nhưng như hình 2.11 , ta có thể thấy là ở mức điện thế quá lớn (3V) như thế thì tín hiệu không còn ổn định nữa và hai phần đầu của chu trình ta có thể thấy là chúng không còn ổn định và không còn là một đường thẳng nữa, điều này có thể là do tín hiệu vào đã vượt mức giới hạn của bộ thí nghiệm.
Hình 2.9 cho thấy kết quả đo ở tín hiệu vuông (tín hiệu đầu vào có dạng sóng vuông), ta có thể thấy ở hai đầu của chu trình do điện thế được giữ ở mức cao trong thời gian khá lâu nhưng lại không ổn định nên tạo thành nhiều đường vệt ở hai đầu của chu trình. Còn phần giữa của chu trình gần như những đường thẳng. Kết quả này cũng dễ hiểu, do cường độ dòng điện vào biến thiên qua đoạn này rất nhanh (tức là cường độ từ trường H biến thiên trong đoạn này rất nhanh) các moment từ trong vật liệu chưa đủ
thời gian để quay theo hướng của từ trường, điều này cũng gây giảm hiệu quả của quá trình khử từ dẫn đến từ dư trong vật liệu vẫn còn nhiều dù đã đi qua điểm cường độ trường khử từ, làm cho chu trình không thể khép kín.
Hình 2.10 cho thấy kết quả đo ở tín hiệu hình sin, khá giống với kết quả đo được ở tín hiệu tam giác, tuy nhiên do tốc độ biến thiên của dòng điện vào (cũng chính là tốc độ biến thiên của từ trường ngoài) tăng theo dạng hình sin tức là rất nhanh khi ở gần vị trí gốc tọa độ O, nên cũng tương tự như trường hợp tín hiệu vuông, từ dư trong lõi sắt vẫn còn khá nhiều, do đó chu trình thường không được khép kín hoặc khép kín nhưng hai đầu của chu trình có kích thước khá to (không phải là một đường thẳng).
Do đó để khảo sát chu trình từ trễ ta sử dụng tín hiệu vào dạng tam giác.
Hình 2.12 cho ta thấy kết quả đo ở tần số 0.2Hz và tính hiệu vào dạng tam giác, do quá trình biến đổi từ tường ngoài quá nhanh nên các moment từ trong vật liệu không quay kịp dẫn đến chu trình của chúng ta chưa đạt đến giá trị bão hòa đã quay ngược trở lại.
Từ những kết quả trên, tác giả nhận thấy bài thí nghiệm này nên thực hiện ở hiệu điện thế 2V, tần số 0.1Hz và tín hiệu dạng tam giác là thích hợp.