Việc kiểm định chất lượng là trách nhiệm, là động lực để cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Đồng thời kiểm định chất lượng còn được coi là một hoạt động có hiệu quả để đánh giá một cơ sở giáo dục, đánh giá ghi nhận một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không.
Kiểm định chất lượng giáo dục có vai trò như những chuyên gia tư vấn, sẵn sàng giúp các nhà trường giải quyết vấn đề tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
Kết quả kiểm định góp phần định hướng các hoạt động sau đây của xã hội: Định hướng lựa chọn đầu tư của người học, của cha mẹ học sinh đối với nhà trường có chất lượng và hiệu quả hơn, phù hợp với khả năng của mình. Định hướng phát triển cho nhà trường để tăng cường năng lực cạnh tranh (nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, công tác quản lý....)
Qua quá trình tự tiến hành đánh giá của nhà trường, kết quả đạt được qua chỉ số, các tiêu chí về kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
- Số lượng chỉ số đạt: 87; đạt tỷ lệ 100% - Số lượng chỉ số không đạt: 00.
- Số lượng tiêu chí đạt: 29; đạt tỷ lệ 100% - Số lượng tiêu chí không đạt: 00.
Căn cứ theo Điều 14, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số25/2014/TT-BGDĐT ngày 7/8/2014. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Kết quả đề nghị xét, đánh giá, công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục mức độ II./.