6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Giáo mác và gậy tầm vông trong những ngày đầu kháng chiế nở Nam
1950
2.1. Những loại vũ khí thô sơ đầu tiên (1945-1946)
2.1.1. Giáo mác và gậy tầm vông trong những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ Nam Bộ
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc ta
bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của một nước Việt Nam tự do, độc
lập. Tuy nhiên thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý đồ duy trì chế độ thống trị
thực dân ở Việt Nam. Chúng tìm cách thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân
dân ta mới giành được. Rạng sáng ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức3
,
thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta lần thứ hai. Đứng trước cuộc xâm lăng mới của Pháp, sáng ngày 23-9-
1945, Xử ủy và Ủy ban Nhân dân Nam Bộ tổ chức hội nghị liên tịch khẩn cấp
ở Cây Mai - Chợ Lớn để tìm biện pháp đối phó. Trong hội nghị, dù có hai ý
kiến trái ngược nhau, một là “tiêu cực đề kháng đối với đồng minh” hai là
“cương quyết đánh” [107, Tr.58]. Cuối cùng hội nghị đi đến quyết định: phát động toàn dân đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Một mặt, hội nghị điện gấp ra Trung ương xin chỉ thị, mặt khác tiến hành thành lập Ủy ban
Kháng chiến Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch [89, Tr. 42], đồng thời
ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ.
Ngày 23-9, Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ ra lời kêu gọi:
3 Theo hiệp ước đã ký tại Potsdam (Đức), quân đồng minh giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và giao cho quân đội Tưởng Giới Thạch vào phía Bắc vĩ tuyến 16 để giải giáp quân đội Nhật. Ngày 12-9- 1945, trong sư đoàn 20 của quân đội Anh đến Việt Nam, có một đại đội lính Pháp đi theo. Ngày 20-9-1945, quân Anh thả những tù binh Pháp bị phát xít Nhật bắt giam từ ngày đảo chính. Tiếp đó, ngày 21-9-1945, quân Anh tiến chiếm trụ sở cảnh sát quận 3, thả và trang bị vũ khí cho số tù binh Pháp bị Nhật giam giữ tại đây, đồng thời ban hành lệnh thiết quân luật, cấm nhân dân hội họp, biểu tình, mang vũ khí và đi lại vào ban đêm. Tối ngày 22-9-1945, quân Anh chiếm đài vô tuyến điện và sáng ngày 23-9-1945 chúng làm ngơ cho quân Pháp tiến đánh một số mục tiêu quan trọng của ta trong thành phố Sài Gòn...
34
“Hỡi đồng bào!
Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp...
Tất cả đồng bào, già trẻ, gái trai hãy cầm vũ khí xông lên... [44, tr. 11]
Thực hiện lời kêu gọi của Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ, trên toàn Nam
Bộ, từ thành thị tới nông thôn, từng đoàn người tay cầm gậy tầm vông, giáo
mác rầm rập lên đường với khí thế “nóp với giáo mang ngang vai, nhưng thân
trai nào kém oai hùng. Thề giết hết quân xâm lăng...”
Ngày 24 - 9 -1945, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
Huấn lệnh gửi cho quân và dân Nam Bộ. Huấn lệnh chỉ rõ: “Nam Bộ phải căn
cứ theo chính sách tranh thủ hoàn toàn độc lập của chính phủ và điều kiện thực tế của Nam Bộ mà định phương châm hành động cho đúng, làm sao giữ gìn được lực lượng quân sự và chính trị, đồng thời chứng tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam không chịu ách nô lệ một lần nữa” [13, tr. 3].
Với quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, quân và dân Nam Bộ đã
đứng dậy chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí có trong tay (gậy tầm vông vót
nhọn). Quân kháng chiến vừa tổ chức tập kích quân địch trong nội đô vừa
chiến đấu ngăn chặn bao vây địch ở bên ngoài thành phố, gây cho chúng
nhiều khó khăn tổn thất. Kết quả, quân và dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận đã
kìm chân địch trong thành phố suốt hơn một tháng, tạo điều kiện cho các tỉnh ở Nam Bộ có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Vũ khí được quân và dân Nam Bộ sử dụng để chiến đấu chống quân xâm lược trong những ngày đầu kháng chiến chủ yếu là các loại vũ khí thô sơ như gậy tầm vông vót nhọn, giáo mác, phi tiêu, cuốc, búa...
Gậy tầm vông là loại vũ khí thô sơ rất thân thiết với cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ. Tầm vông là loại cây thuộc họ hàng nhà tre. Ở khắp Nam Bộ hầu
35
quanh nhà để làm hàng rào. Thân cây tầm vông tròn, ruột đặc, ở giữa chỉ có
một lỗ nhỏ bằng đầu đũa. Tầm vông không có gai. Vì vậy cây tâm vông rất
cứng. Chính vì đặc điểm này mà cây tầm vông được quân và dân Nam Bộ
đem vót nhọn để làm vũ khí đánh địch. Lớp lớp người dân ở Nam Bộ tay cầm
gậy tầm vông đã xông pha ra trận tuyến đương đầu với bọn cướp nước có
súng liên thanh, đại bác, nồi đồng. Không ít tên trong quân đội viễn chinh
Pháp phải chống nạng trở về quê hương vì những mũi chông tầm vông nhọn
hoắt như thế.