Củng cố tinh thần yêu nước, đấu tranh chống thực dân Âu Mỹ

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – đông nam á thời cận đại từ cuối thế kỷ xix đến 1945 (Trang 42 - 43)

Công cuộc Minh Trị duy tân không chỉ đem lại cho Nhật Bản những trang sử vẻ vang mà còn “làm say mê nhiều dân tộc châu Á”. “Thành công của Minh Trị duy tân và chiến thắng của Nhật trước Nga (1904 – 1905) đã làm cho một bộ phận trong các dân tộc châu Á lâu nay bị người da trắng chà đạp đã xem Nhật như người anh cả - kẻ cứu tinh của các dân tộc da vàng” [Dẫn theo 9, tr. 54]. Chiến thắng đó đã cứu thoát những người yêu nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng ra khỏi sự tuyệt vọng về sự “bất khả chiến bại” của người da trắng, tạo cho họ một niềm tin vào khả năng thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Sự đánh bại một đế quốc Tây phương của Nhật - một nước phương Đông năm 1905 đã làm cho giới nhân sĩ Việt Nam bừng tỉnh và thúc giục họ vùng dậy trong một niềm tin tưởng thực dân không còn là một lực lượng bất khả xâm phạm, một thành trì bất diệt. Thời bấy giờ một số nho sĩ Việt Nam đã sáng tác những bài ca tuyên truyền

sức mạnh của Nhật Bản duy tân với tinh thần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân với những câu như :

Cờ độc lập đứng đầu phất trước Nhật Bản kia vốn nước đồng văn

Thái Đông nổi hiệu Duy tân Nhật hoàng là đấng anh quân ai bì

Và họ chủ trương: Nhật là bạn, Pháp là thù

Mưu cao phải học, thù sâu phải đền

Công cuộc Minh Trị duy tân cũng như chiến thắng Nhật - Nga không chỉ đem lại niềm hy vọng cho các nhà yêu nước Việt Nam, có tác dụng “hâm nóng” tinh thần yêu nước, khơi dậy tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp mà còn góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha và Hoa Kỳ của nhân dân Philippines những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với đó là “sự chi viện của ông Hara Tadashi và Hirayama đối với nghĩa quân độc lập của Philippines do Emilio Aguinaldo chỉ huy” [10, tr. 84].

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – đông nam á thời cận đại từ cuối thế kỷ xix đến 1945 (Trang 42 - 43)