- Là đối tác hàng đầu Việt Nam của các nước lớn thế giới trong các thương vụ về xuất khẩu mặt hàng giày dép tại Việt Nam.
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng tại côngty TNHH Sao Vàng
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Sao Vàng trong giai đoạn 2016-2018 2018
Giày da là ngành công nghiệp mũi nhọn mang tính trụ cột trong chiến lược phát triển của công ty . Thế mạnh của công ty Sao Vàng là sản xuất, tiêu thụ và phát triển của công ty . Thế mạnh của công ty Sao Vàng là sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu là chủ yếu.Với đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản có kinh nghiệm làm việc lâu năm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra về tiêu chuẩn chất lượng và tiến độ, với mức chi phí cạnh tranh.
Với định hướng phát triển công ty theo hướng mở rộng quy mô sản xuất, lấy chất lượng sản phẩm làm trọng tâm, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lấy chất lượng sản phẩm làm trọng tâm, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ được chú trọng phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chất và về lượng.
Là Công ty sản xuất giày dép lớn trong tốp đầu cả nước nên công ty sẽ phải cố gắng lỗ lực tích cực cho định hướng phát triển của toàn công ty. cố gắng lỗ lực tích cực cho định hướng phát triển của toàn công ty.
Phát triển tương xứng với thương hiệu, tầm vóc của ngành, từng bước cạnh tranh với các công ty sản xuất giày dép trong nước và vươn ra tầm khu vực. Tạo tranh với các công ty sản xuất giày dép trong nước và vươn ra tầm khu vực. Tạo ra sự khác biệt giữa công ty TNHH Sao Vàng và các công ty sản xuất giày dép khác thông qua:
- Sự vượt trội về trình độ chuyên môn, chất lượng sản phẩm , dịch vụ với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành. đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành.
- Là đầu mối triển khai các thương vụ lớn với các đơn vị trong ngành giày dép, gây tiếng vang cả ở trong và ngoài nước, xứng đáng thương hiệu giày dép, gây tiếng vang cả ở trong và ngoài nước, xứng đáng thương hiệu ngành, từ đó sẽ đẩy mạnh dịch vụ ra ngoài ngành.
- Là đối tác hàng đầu Việt Nam của các nước lớn thế giới trong các thương vụ về xuất khẩu mặt hàng giày dép tại Việt Nam. thương vụ về xuất khẩu mặt hàng giày dép tại Việt Nam.
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Sao Vàng Sao Vàng
Việc sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả sẽ làm cho công ty thu được nhiều lợi nhuận, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng. Vì
vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khốc liệt ngày nay. Để thực hiện mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần không ngừng tìm ra những phương pháp mới nhằm sử dụng vốn lưu động sao cho hiệu quả nhất. Công ty cổ phần chứng khoáng MB- Chi nhánh Hải Phòng cũng không ngoại lệ.
Sau một thời gian làm việc, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần chứng khoán MB- Chi nhánh Hải Phòng em xin đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:
Biện pháp 1: Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động tại công ty
Trước biến động của vốn lưu động của chi nhánh: Tổng tài sản, vốn lưu động của chi nhánh giai đoạn 2013-2014 giảm chứng tỏ chi nhánh thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn, nguyên nhân là do hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh của chi nhánh kém hiệu quả. Sang năm 2015 tổng tài sản của chi nhánh đang dần hồi phục cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang dần gặt hái được những kết quả khả quan. Trong đó tài sản của một doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn tác động đến tổng tài sản. Một số biện pháp nhằm duy trì lượng vốn lưu động phù hợp và xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty như sau:
Công ty phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước. Tiếp đó, dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, công ty cần lên kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm giản đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro.
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm.
Khi lập kế hoạch vốn lưu động, công ty phải cắn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán vè tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và dự kiến những biến động của thị trường.
Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng.Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như:
• Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại).
• Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết. Huy động từ dịch vụ tín dụng khách hàng, dựa trên uy tín của công ty huy động vốn vay từ khách hàng dư thừa vốn nhưng lại không thích mạo hiểm đầu tư vào thị trường chứng khoán, đây là nguồn vốn tiềm năng.
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Biện pháp 2: Cắt giảm chi phí nâng cao khả năng thanh toán
Từ thực tế khả năng thánh toán của chi nhánh liên tục giảm và nhỏ hơn định mức yêu cầu của ngành do đó ta có thể thấy rằng chi nhánh không đảm bảo được khả năng thanh toán cho các nhu cầu thanh toán tổng quát và thanh toán nợ ngắn hạn. Chi nhánh cần các giải pháp để nâng cao khả năng thanh toán của mình. Một khi chi nhánh nhận ra rằng mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn phải trả, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản tiền người khác nợ doanh nghiệp và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, chi nhánh hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. Một số giải pháp cụ thể được đưa ra như sau:
- Tổng phí: Đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội cắt giảm chúng không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động
gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp.Để thực hiện được nhiệm vụ này, chi nhánh cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hoá, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.
- Các khoản thu: Giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho chi nhánh.
- Các khoản chi: Chi nhánh cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với chi nhánh lâu hơn.
Biện pháp 3: Giảm lượng vốn bằng tiền trong doanh nghiệp và tạo sử ổn định của vòng quay vốn bằng tiền
Thực tế, vốn bằng tiền của chi nhánh còn chiếm tỉ trọng quá lớn trong tổng vốn lưu động. Khi dự trữ một lượng tiền mặt lớn như vậy thì chi nhánh sẽ chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh nhưng số tiền đó sẽ không sinh lời và phát sinh các khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền gây lãng phí và ứ đọng vốn. Cách thức để giảm lượng vốn bằng tiền trong quỹ đó là sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho phép chi nhánh có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Dễ dàng để thực hiện điều này do lĩnh vực hoạt động của chi nhánh chủ yếu là mô giới và tư vấn chứng khoán tuy nhiên chi nhánh vẫn có một khoản tiền lớn ủy nhiệm đầu tư từ khách hàng với mục đích đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận cho bản thân chi nhánh và trả một mức phí thấp hơn cho khách hàng do khoản đầu tư này của khách hàng mang tính an toàn cao, dù lỗ hay lãi khách hàng đều nhận được một khoản tiền nhất định từ chi nhánh. Khi chưa có cơ hội đầu tư khoản
tiền này, do những diễn biến xấu từ thị trường chứng khoán, hãy mang chúng đi gửi ngân hàng có thể chính là ngân hàng sáng lập MB hoặc các ngân hàng thương mại khác. Ngoài ra, là công ty chứng khoán trược thuộc ngân hàng MB do đó MBS cũng có chứng năng nhận tiền gửi từ khách hàng.
Bản thân chi nhánh là công ty mô giới chứng khoán nên cũng được pháp luật cho phép tự kinh doanh chứng khoản để kiếm lời. Trước thực trạng lượng vốn bằng tiền quá lớn chi nhánh nên đầu tư vào thị trương chứng khoán để chuyển lượng vốn bằng tiền ra lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, nếu chi nhánh có được lượng vốn bằng tiền lớn, sẽ không thừa nếu chi nhánh cố gắng duy trì các toàn khoản séc và tài khoản tiền mặt tại ngân hàng đảm bảo cho các diễn biến xấu của thị trương chứng khoán-luôn luôn biến động và rủi ro cao.
Biện pháp 4: Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mặc dù vốn lưu động luân chuyển với tốc độ ngày càng cao và kì luân chuyển ngày càng giảm. Là một điều hướng tốt với chi nhánh vì nó làm giảm lượng vốn bị ứ đọng, giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, vốn lưu động chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối trong tổng vốn kinh doanh do đó doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến mức độ luân chuyển vốn lưu động và tìm các biện pháp để ngày càng phát huy những ưu thế đang có. Một số biện pháp như:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu thông qua công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng
- Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiền về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện thanh toán.
- Tăng cường quan hệ hợp tác mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống các chi nhánh, cơ sở trên diện rộng.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác thu hồi nợ, hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng
Mặc dù tỉ trọng vốn trong thanh toán của doanh nghiệp trong tổng vốn lưu động là không lớn tuy nhiên với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh kiếm lợi trực tiếp từ tiền thì việc để một lượng vốn bị chiếm dụng làm giảm khả năng sinh lời của vốn là một thất thoát khá lớn đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tăng cường việc theo
dõi và kiểm soát các khoản phải thu của khách hàng bằng cách phân loại khách hàng, phân loại các khoản nợ theo các tiêu thức hợp lý, thực hiên theo dõi chi tiết từng đối tượng đã phân loại.
Trước khi kí kết hợp đồng mua bán các giai dịch chứng khoán hoặc kí kết các điều khoản thanh toán cần phân tích tình hình tài chính, phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó trích lập dự phòng cho các khoản nợ nếu cần thiết. Ngoài ra, để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn, chi nhánh có thể áp dụng các hình thức chiết khấu thanh toán hợp lí. Trong hợp đồng giao dịch chứng khoán và thực thi yêu cầu khách hàng trong hoạt động mô giới, chi nhánh cũng cần có các điều kiện rõ ràng về thời gian, hình thức thanh toán và các trách nhiệm pháp lí các bên phải chịu trách nhiệm.
Biện pháp 6: Các biện pháp khác
Đặc tính của ngành chứng khoán đem đến cho doanh nghiệp một hệ số rủi ro vô cùng lớn, do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp để phòng ngừa cho các rủi ro có thể xảy ra. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nển kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng… là những yếu tố khó dự đoán trước. Vì vậy, để hạn chế phần nào tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để vốn lưu động không bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là:
- Mua bảo hiểm cho các trang thiết bị có giá trị lớn của chi nhánh đnag được sử dụng và các trang thiết bị đang nằm trong kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp cho công ty có điều kiện về tài chính để chóng đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động.
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi
- Cuối kỳ, công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để xử lý chênh lệch.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Từ khi thành lập Công ty TNHH Sao Vàng đã không ngừng có những chính