TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY potx (Trang 79 - 85)

IV. Toàn cầu hóa hiện nay: xu thế khách quan và khả năng tích cực hóa

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐOÀN MINH DUỆ (**)

Bản chất của Đảng Cộng sản là vấn đề đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân bản chất cấp 1 của Đảng Cộng sản; đồng thời, Đảng Cộng sản còn có những bản chất ở cấp độ khác, như bản chất nhân dân lao động”, “bản chất dân tộc. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề bản chất của Đảng có liên quan chặt chẽ, nhưng không đồng nhất với vấn đề Đảng của những ai. Cần phải khẳng định rằng, giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta là điều kiện tiên quyết, bảo đảm cho sự thành công của cách mạng Việt Nam trong mọi giai đoạn.

1. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một tính chất, một bản chất mà có nhiều tính chất, nhiều bản chất. Các tính chất, các bản chất đó cũng không bất biến theo nghĩa tuyệt đối, kể cả khi sự vật, hiện tượng đang ở trong trạng thái mà “nó vẫn là nó”. Song, ở đây, nói về bản chất thì cái bản chất nhất (có thể gọi là “bản chất cấp 1”) ít thay đổi nhất, và, nếu có thay đổi thì vẫn chỉ trong phạm vi của bản chất cấp 1” đó; bởi vì, cái bản chất này đóng vai trò quyết định để cho “nó vẫn là nó”. Còn các bản chất cấp 2, cấp 3, cấp n,... của mỗi sự vật thì có thể biến đổi nhiều hơn. Ví dụ, con người có bản chất khác so với những động vật còn lại ở hai nhân tố cơ bản, quyết định nhất là “có ý thức” và “lao động”. Nếu hai nhân tố này biến đổi đến mức không còn là ý thức và lao động nữa… thì con người cũng không còn là con người nữa. Thực ra, hai nhân tố đó vẫn có biến đổi liên tục, như trình độ thấp - cao của ý thức, khả năng tổ chức và năng suất lao động… nhưng đó là sự biến đổi không ngừng diễn ra trong phạm vi ý thức và lao động của con người. Các nhân tố khác cũng nằm trong bản chất con người nhưng có thể thay đổi nhiều hơn, thậm chí khác hẳn… mà họ vẫn là người (ví dụ: thay đổi ngôn ngữ, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, giàu - nghèo, tâm tính…).

Dưới góc độ phương pháp luận triết học biện chứng được khái lược như trên, chúng ta có thể nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn về “Bản chất của Đảng Cộng sản”.

2. Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là một “sự vật xã hội” hoàn chỉnh và có những bản chất của nó.

Trước đây, chúng ta thường thiên về việc nêu bản chất giai cấp của các đảng chính trị (tư sản, cộng sản…). Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Cũng có nhiều quan điểm đã nói đến “tính nhân dân”, “tính dân tộc”, “tính nhân đạo”… của đảng chính trị. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói về giai cấp công nhân Đảng của nó (Đảng Cộng sản) càng chú ý gắn bó các tính chất, các bản chất đó với nhau.Điều cần đặc biệt chú ý là, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ gắn những tính chất, bản chất đó với nhau khi nói về giai cấp công nhân và Đảng của nó. Ngoài giai cấp công nhân, không có giai cấp, tầng lớp nào là “giai cấp dân tộc” và “trở thành dân tộc” cả! Đấy là sự thật lịch sử và là sự phản ánh đúng “bản chất cấp 1” của các giai cấp là đại diện (hoặc vốn gắn bó với) các chế độ tư hữu. Ngay cả giai cấp nông dân - giai cấp thường chiếm đa số và tạo ra cội nguồn của nhiều dân tộc cũng không thể đóng vai trò đại biểu cho dân tộc một cách đầy đủ, càng không thể lãnh đạo dân tộc để thực sự giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Trong lịch sử, các giai cấp thống trị, khi còn ở trong giai đoạn “đang lên” và tiến bộ hơn so với những giai cấp khác, có thể đóng vai trò đại diện cho dân tộc. Nhưng khi đã nắm được chính quyền trong tay, giai cấp đó quay lại thống trị, áp bức, bóc lột dân tộc mình và nhiều dân tộc khác (thế mà, hiện nay chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ vẫn thường quảng cáo về “dân tộc - dân chủ - nhân quyền”… thể hiện qua các đảng tư sản, chế độ tư bản chủ nghĩa của “Thế giới tự do”!).

3. Phân tích sâu các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản, chúng ta có thể rút ra một số nhận định sau:

Một là, Đảng Cộng sản không chỉ có một bản chất là bản chất giai cấp công nhân, mà còn có nhiều bản chất khác, như bản chất nhân dân lao động; bản chất dân tộc… Chủ nghĩa Mác - Lênin đã dựa trên cơ sở thực tế khách quan đó để đưa ra một luận điểm khoa học cho rằng, giai cấp công nhân là “giai cấp dân tộc” và “trở thành dân tộc”…

Hai là, Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo các quan điểm nêu trên của chủ nghĩa Mác -Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Điều

này thể hiện ở chỗ, khi đề cập tới các nhân tố hình thành Đảng Cộng sản Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dươngvào đầu năm 1930”(1). Luận điểm này và nhiều luận điểm khác của Người không chỉ có giá trị ở Việt Nam, mà còn có giá trị quốc tế.

Điều cần lưu ý là, trong quá trình nghiên cứu, khi trích dẫn tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là về các bản chất của giai cấp công nhân và của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải trích dẫn một cách khách quan, đầy đủ về thực chất quan điểm của Người (dù khó có thể nêu hết những câu chữ trong kho tàng văn bản của tư tưởng Hồ Chí Minh). Về tính chất của Đảng, ít nhất Hồ Chí Minh đã có hai cách thể hiện qua những câu chữ - văn bản sau đây:

- Cách thứ nhất: Về tính chất, bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Diễn văn khai mạc Đại hội III của Đảng ta (1960), Hồ Chí Minh nói rõ: “Phải nâng cao hơn nữa tính giai cấp và tính tiên phong của Đảng…”(2). Trong bài “Đạo đức cách mạng”, Hồ Chí Minh viết: “Đó là phẩm chất cao quý của người cách mạng, đó là đạo đức cách mạng, đó là tính Đảng, tính giai cấp, nó bảo đảm cho sự thắng lợi của Đảng, của giai cấp, của nhân dân”(3). Tính giai cấp ở đây chính là tính chất giai cấp công nhân của Đảng ta.

- Cách thứ hai: Về Đảng của ai…? Trong Đại hội II của Đảng ta (1951), Hồ Chí Minh nói: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”(4). Hiện nay, đa số tài liệu chỉ trích dẫn “cách thứ hai”.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về các bản chất của Đảng Cộng sản thì: “bản chất cấp 1” của Đảng chỉ có thể là bản chất giai cấp công nhân. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản còn có những bản chất ở cấp độ khác, như “bản chất nhân dân lao động”, “bản chất dân tộc”….

Đảng Cộng sản chỉ thực sự là Đảng Cộng sản khi “bản chất cấp 1 - giai cấp công nhân” không thay đổi. Nếu có thay đổi thì cũng chỉ là sự thay đổi trong phạm vi bản chất giai cấp công nhân, như thay đổi vềtrình độ mọi mặt, số lượng, cơ cấu, mức sống của giai cấp công nhân,… tức là sự thay đổi của các yếu tố nằm trong “bản chất cấp 1 - giai cấp công nhân”.

Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, chúng ta cần lưu ý một điều là vấn đề “Bản chất của Đảng” không đồng nhất với vấn đề “Đảng của những ai”. Hai vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau, do vậy mà người vận dụng rất dễ nhầm lẫn và có thể lạm dụng “đánh tráo khái niệm” để xóa nhòa sự phân biệt đúng đắn và cần thiết giữa các vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn rất nhạy cảm, đồng thời cũng rất hệ trọng này.

- Khi đề cập đến tính chất, bản chất của một Đảng chính trị là nói đến những thuộc tính vốn có của bản thân Đảng đó. Như vậy, đương nhiênbản chất giai cấp phải là bản chất cấp 1” (các Đảng tư sản thường mập mờ hoặc cố tình “lờ” đi, che đậy bản chất giai cấp tư sản của họ, vì giai cấp tư sản là giai cấp tư hữu, nó áp bức và bóc lột nhân dân lao động… trong thời đại công nghiệp và “hậu công nghiệp”). Hồ Chí Minh đã diễn đạt ở “cách thứ nhất” rất dứt khoát, rõ ràng, kiên định và nhất quán về tính chất, bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản.

- Còn khi nói “Đảng của ai” là với ý nghĩa sở hữu, đặc biệt là ý nghĩađại biểu lợi ích”. Về điều này, chúng ta cần chú ý sự chặt chẽ, chuẩn xác của Hồ Chí Minh. Ngay trước câu trích dẫn phát biểu của Hồ Chí Minh trong Đại hội II của Đảng đã nêu trên, Người còn khẳng định: “Trong giai đoạn này (giai đoạn giải phóng dân tộc - T.G nhấn mạnh),quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộclà một”. Điều đó thể hiện rất rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh coi Đảng ta là “đại biểu lợi ích” của những ai (không đồng nhất với tính chất, bản chất của bản thân Đảng ta). Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn quán triệt rất sâu sắc tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin khi đưa ra luận điểm cho rằng, mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam “trong giai đoạn này” chưa phải là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mà là mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam (gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác, kể cả địa chủ, tư sản Việt Nam yêu nước…) với đế quốc xâm lược và tay sai. Cho nên, nhiệm vụ cách mạng của “giai đoạn này” (giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc) thể hiện sự thống nhất lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta là rất tự nhiên. Đến “giai đoạn sau” - giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mâu thuẫn mới, nội dung, hình thức mới trong cuộc đấu tranh cách mạng. Đó là mâu thuẫn giữahai

con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa mà trực tiếp đại diện cho “hai con đường” đó là giai cấp công nhângiai cấp tư sản. Ở giai đoạn này, như V.I.Lênin đã chỉ rõ rằng, liên minh công nông là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản; trong đó, giai cấp công nhân “tiếp tục lãnh đạo nông dân… đi lên chủ nghĩa xã hội”. Chỉ có giai cấp công nhân và chính đảng của nó, ngay từ đầu, xác định một cách rõ ràng và dứt khoát chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu và lý tưởng của mình… Riêng về quan hệ lợi ích vốn có của công nhân và nông dân ở giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội được V.I.Lênin phân tích rất thẳng thắn và không ngại ngần rằng, “… phải căn cứ vào thế giới quan của chúng ta…, vào bài học của cách mạng… mà đặt vấn đề thẳng ra rằng: lợi ích của hai giai cấp ấy không giống nhau, người tiểu nông không ưa những cái mà công nhân muốn”(5) (ý nói: xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu - xây dựng chủ nghĩa xã hội). Mặc dù vậy, theo ông, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và Đảng của nó vẫn nhất thiết phải tuyên truyền, giáo dục, lãnh đạo, tổ chức… để nông dân thấy được lợi ích của mình mà tự nguyện hăng hái tham gia vào con đường hợp tác hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã hiểu sâu sắc tư tưởng của V.I.Lênin về Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân nhưng là đại biểu lợi íchcủa nhân dân lao động và dân tộc trong điều kiện đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và vận dụng vào cách mạng Việt Nam thành công.

Tóm lại, Hồ Chí Minh luôn gắn các vấn đề giai cấp, dân tộc, nhân dân lao động và nhân loại… với nhau, nhưng không bao giờ lẫn lộn, xóa nhòa vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản với các vấn đề còn lại đó. Chính nhờ giữ vững, nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản thì mới có thể gắn bó một cách nhuần nhuyễn, thống nhất lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động cũng như của toàn dân tộc. Và, đó là cơ sở, nền tảng dẫn tới thành công của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn.

Trái lại, nếu làm lu mờ bản chất giai cấp công nhân thì giai cấp này và Đảng của nó chẳng những không thể là “giai cấp dân tộc”, không còn “bản chất nhân dân lao động”, mà cũng không thể đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn.

Trung ương Đảng ta đưa ra để thảo luận, chuẩn bị cho Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam là rõ nhất, đủ nhất và đúng nhất - đúng với cả hai cách thể hiện của Hồ Chí Minh đã phân tích ở trên; đồng thời, nhất quán với quan điểm bao trùm, xuyên suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới là “Giữ vững và tăng cường bản chất

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY potx (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)