Một số định hướng hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện kbang – tỉnh gia lai (Trang 35 - 39)

ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI 3.1. Định hướng phát triển bảo hiểm xã hội ở huyện Kbang

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Củng cố và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, các mô hình về thủ tục giải quyết chế độ và chính sách chi trả đang được thực hiện.

Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác chi trả.

Đẩy mạnh, đổi mới cải cách phương tức tổ chức thu và thủ tục hành chính, cải tiến quy trình chi trả các chế độ hàng tháng qua tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao.

Đầu tư, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin theo từng giai đoạn trong toàn nghành.[2]

3.2. Một số định hướng hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hộitại huyện Kbang tại huyện Kbang

Kiện toàn, phối hợp với tổ liên ngành thu nợ tiền đóng BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp. Kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng.

Duy trì và thực hiện đúng quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp; phấn đấu không để trường hợp nào sai sót trong khâu xét duyệt, quyết định hưởng chế độ BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp.

Đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và chuyển tiền thu về tỉnh đúng quy định.

Thụ lý và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh duyệt, giải quyết chế độ chính sách đúng quy định cho đối tượng.

Thanh toán khám chữa bệnh, quyết toán đúng quy định. Tổ chức chi trả lương hưu qua hệ thống Bưu điện.

In thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số và các chế độ BHXH đúng quy định.[2]

KẾT LUẬN

Con người ta sinh ra, lớn lên, hình thành nhân cách và trưởng thành, có sức lao động và được tham gia lao động, tạo thu nhập, là một quá trình hoạt động không ngừng, vừa nuôi sống mình, gia đình mình, còn góp phần làm giàu cho xã hội. Trong quá trình lao động và sinh tồn phát triển ấy, người lao động luôn phải gánh chịu và đương đầu với vô vàn các rủi ro. Những rủi ro đó có thể làm cho người lao động mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, mất nguồn sống hoặc thậm chí chết người, con cái mất nơi nương tựa, hoặc lúc về già không còn khả năng lao động để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Chính vì vậy, mục đích lớn nhất của bảo hiểm xã hội là bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm; khi họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí (lương hưu); khi chết sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng phí; ngoài ra được hưởng trợ cấp khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dưỡng sức.

Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động lao động sản xuất, công tác, sinh hoạt. Bảo hiểm xã hội góp phần làm hạn chế và điều hòa các mâu thuẫn giữa người tham gia bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, công tác với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó công tác chi trả các chế độ BHXH càng góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện và thực hiện BHXH cho người lao động. Việc chi trả và trợ cấp góp phần trợ giúp cho cá nhân những người lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh bằng cách tạo ra cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi…giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tạo cho họ một niềm tin vào

tương lai. Từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như chất lượng công việc cho xí nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nó chung.

Bởi vậy, thực hiện tốt các công tác chi trả mới có thể đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đảm bảo được quyền lợi của họ từ đó mới phát huy được hết vai trò của chính sách BHXH. Công tác chi trả các chế độ BHXH phản ảnh chất lượng của dịch vụ BHXH và trong một chừng mực nào đó nó còn có thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội. Hơn nữa huyện Kbang là địa bàn có số đối tượng tham gia và thụ hưởng trợ cấp BHXH rất lớn, bởi vậy công tác chi trả chế độ BHXH đã đáp ứng kịp thời, đúng tâm tư nguyện vọng của những người được tham gia và thụ hưởng BHXH, và nó cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân địa phương, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân trên địa bàn; từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Để góp phần tích cực nâng thêm tính đa dạng và hữu ích trong các hoạt động liên quan đến BHXH và chi trả các chế độ BHXH thì BHXH huyện cần phải nỗ lực hơn trong công tác chi trả; thực thi nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Đề án chuyên ngành phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện kbang – tỉnh gia lai (Trang 35 - 39)