Bộ nghịch lưu độc lập

Một phần của tài liệu Báo cáo Đồ án tốt nghiệp: bộ biến đổi UPS (Trang 51 - 53)

II. Nguyên tắc hoạt động của bộ nghịch lưu

2. Bộ nghịch lưu độc lập

Sơ đồ bộ nghịch lưu độc lập có sơ đồ khối như hình vẽ :

Hình 4.3. Sơ đồ khối bộ nghịch lưu độc lập

Tùy theo chế độ làm việc của nguồn một chiều cung cấp mà nghịch lưu độc lập được phân loại nghịch lưu độc lập nguồn áp, nghịch lưu độc lập nguồn dòng.

Phụ tải của nghịch lưu độc lập có thể là tải xoay chiều bất kỳ. Tuy nhiên có một dạng phụ tải đặc biệt cấu tạo từ một mạch vòng dao động, trong đó điện áp hoặc dòng điện có dạng dao động hình sin yêu cầu một loại nghịch lưu riêng, gọi là nghịch lưu cộng hưởng. nghịch lưu cộng hưởng có thể là loại nguồn áp và cũng có thể là loại nguồn dòng.

2.1. Nguyên lý hoạt động của bộ nghịch lưu độc lập

Điện áp xoay chiều tần số công nghiệp ( 50/60 Hz) được chỉnh lưu thành nguồn một chiều nhờ bộ chỉnh lưu ( CL) không điều khiển ( chỉnh lưu Diode) hoặc chỉnh lưu có điều khiển ( chỉnh lưu Thyristor), sau đó được lọc và được bộ nghịch lưu ( NL) sẽ biến đổi thành điện áp xoay chiều có tần số thay đổi. Tuỳ thuộc vào bộ chỉnh lưu và nghịch lưu như Hình 4.4 mà ta chia bộ nghịch lưu độc lập được chia làm ba loại:

+ Bộ nghịch lưu nguồn điện áp, chỉnh lưu Thyristor (Hình 4.4b)

+ Bộ nghịch lưu nguồn áp điều biến độ rộng xung ( PWM) (Hình 4.4c)

Hình 4.4. Sơ đồ khối các bộ nghịch lưu độc lập

2.2. Bộ nghịch lưu nguồn dòng điện – có điều khiển

Nghịch lưu dòng là thiết bị biến đổi nguồn dòng một chiều thành dòng xoay chiều có tần số tùy ý.

Đặc điểm cơ bản của nghịch lưu dòng là nguồn một chiều cấp nguồn cho bộ biến đổi phải là nguồn dòng, do đó điện cảm đầu vào (Ld) thường có giá trị lớn vô cùng để đảm bảo dòng điện là liên tục.

Một phần của tài liệu Báo cáo Đồ án tốt nghiệp: bộ biến đổi UPS (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w