Với tính chất dạng số hóa, nên với tiền điện tử dễ dàng tạo bản sao từ bản gốc. Chúng ta không thể phân biệt được đây là bản sao của một bản gốc nào đấy, chính vì thế việc giả mạo là không thể phát hiện được. Một hệ thống tiền điện tử tầm thường sẽ cho phép tạo bản sao của tiền điện tử và kẻ gian có thể tiêu xài bản sao này bình thường mà không bị phát hiện. Hệ thống tiền điện tử khi được áp dụng vào thực tế thì thực sự phải có khả năng ngăn ngừa hay phát hiện được trường hợp tiêu xài hai lần. Để giải quyết vấn đề này, tùy theo từng loại hệ thống tiền điện tử mà có giải pháp khác nhau.
1. Đối vớ hệ thống tiền điện tử trực tuyến: Hệ thống yêu cầu người bán hàng liên lạc với ngân hàng mỗi lần bán hàng. Ngân hàng lưu giữ tất cả các thông tin của những đồng tiền đã tiêu xài trước đấy và dễ dàng cho người bán hàng biết được đồng tiền nào còn khả năng tiêu xài được. Nếu ngân hàng báo đồng tiền nào đó đã được tiêu xài rồi, thì người bán hàng lập tức từ chối bán hàng. Điều này giống như những nhà bán hàng hiện tại kiểm tra thẻ tín dụng tại những điểm bán hàng.
Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng tiền điện tử
Nguyễn Hồng Chính-Lớp CT1002-Trường ĐHDLHP Trang 37
2. Đối với hệ thống tiền điện tử ngoại tuyến: Việc phát hiện đồng tiền tiêu xài hai lần theo hai cách khác nhau.
- Cách thứ nhất là tạo thẻ thông minh đặc biệt (special smart card) chứa con chíp chống trộm cắp. Trong những hệ thống khác, chíp này còn được gọi là người theo dõi. Chíp theo dõi sẽ lưu một lượng nhỏ dữ liệu của tất cả những tiền điện tử đã được tiêu xài qua smart card. Nếu người sở hữu smart card đó cố gắng sao chép tiền điện tử này và tiêu xài lần hai thì chíp thep dõi sẽ phát hiện được hành động này, và không cho phép giao dịch tiêu xài. Người sở hữu smart card này không thể xóa được dữ liệu trừ khi họ phá hủy smart card.
- cách thứ hai là dựa vào cấu trức của tiền điện tử và những giao thức mật mã
để có thể truy vết tìm ra kẻ gian lận (tiêu xài hai lần). Nếu như người tiêu xài biết họ sẽ bị bắt khi cố tình gian lận, về lý thuyết thì tỷ lệ hành động gian lận sẽ được giảm đi. Điều thuận lợi của phương pháp là chúng không đòi hỏi những con chíp đặc biệt. Hệ thống có thể được phát triển trên chương trình phần mềm và có thể chạy trên máy tính cá nhân thông thường hay smart card.
3. Tiền điện tử định danh-ngoại tuyến: Dựa vào thông tin định danh để truy vết tìm ra kẻ gian lận. Trong quá trình giao dịch ,định danh của người sử dụng được tích lũy đầy đủ trên đường đi của đồng tiền và thông tin định danh sẽ “trưởng thành” sau mỗi lần nó được tiêu xài. Những chi tiết thông tin mỗi lần giao dịch được gắn vào phần tiền điện tử, và đi với nó khi nó được chuyển từ người này sang người khác.
Khi tiền điện tử chuyển tới ngân hàng, họ kiểm tra dữ liệu của nó, để xem tiền điện tử có bị tiêu xài hai lần không? Ngân hàng sử dụng những thông tin này để lần theo vết của những lần giao dịch, để phát hiện ra người nào tiêu xài hai lần.
4.Tiền điện tử ẩn danh-ngoại tuyến: Đây là dạng phức tạp nhất, bởi vì hệ thống phải làm sao vừa đảm bảo tính ẩn danh của người dùng, vừa đảm bảo
Nguyễn Hồng Chính-Lớp CT1002-Trường ĐHDLHP Trang 38
có thể truy vết được định danh người dùng trong trường hợp xảy ra vi phạm (tiêu xài hai lần).
Giải pháp cho hệ thống này là gắn thông tin lên đồng tiền ở mỗi lần giao dịch. Thông tin này sẽ trưởng thành sau mỗi lần giao dịch, khi tiền điện tử đến ngân hàng, họ sẽ kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem tiền này đã được tiêu chưa. Nếu ngân hàng phát hiện tiền này đã được tiêu trước đây, thì họ sẽ sử dụng thông tin tích lũy để xác định định danh của kẻ gian lận.
Tuy nhiên thông tin tích lũy trong trường hợp này dùng để lần theo vết giao dịch nếu như tiền điện tử được tiêu hai lần, nghĩa là chỉ khi có gian lận thìn ngân hàng mới có thể truy lại thông tin của người sử dụng.
Nếu tiền điện tử ẩn danh không bị tiêu xài hai lần thì ngân hàng không thể biết được định danh của người tiêu tiền, cũng như không thể xây dựng lại đường đi của tiền điện tử.
Đồ án tốt nghiệp Mô phỏng tiền điện tử
Nguyễn Hồng Chính-Lớp CT1002-Trường ĐHDLHP Trang 39