Nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động hậu kiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ở việt nam (tt) (Trang 25 - 28)

đại diện ngƣời lao động trong doanh nghiệp, các tổ chức bảo vệ nhà đầu tƣ và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác

Cần thừa nhận cho tổ chức đại diện của ngƣời lao động đƣợc tham gia ban kiểm soát; trao cho hiệp hội các nhà đầu tƣ quyền nhân danh nhà đầu tƣ áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ; hiệp hội nghề nghiệp quản trị cần xây dựng chuẩn mực đạo đức quản trị.

4.3.3. Nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nƣớc trong hoạt động hậu kiểm hậu kiểm

Cần xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan cũng nhƣ nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ công chức tham gia thực thi pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP nhằm nâng cao hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trên cơ sở những phƣơng hƣớng đƣợc phân tích, NCS đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện những nội dung cụ thể của pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP cũng nhƣ nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của NQLCCTCP.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở học thuyết đại diện, luận án triển khai phân tích cơ sở lý luận của sự tồn nghĩa vụ của NQLCTCP đối với công ty. Theo đó, mối quan hệ giữa công ty với NQLCTCP là quan hệ đại diện. Trong đó, NQLCTCP là ngƣời đại diện, còn công ty là ngƣời đƣợc đại diện. Trong mối quan hệ này giữa công ty và NQLCTCP luôn tồn tại xung đột lợi ích. NQLCTCP luôn có xu hƣớng xâm phạm lợi ích của công ty nếu không đƣợc kiểm soát. Vì vậy, nghĩa vụ của NQLCTCP là công cụ nhằm ngăn chặn NQLCTCP có hành vi phạm lợi ích của NQLCTCP. Luận án cũng chỉ ra rằng bên cạnh lợi ích của công ty, NQLCTCP phải xem xét lợi ích của các chủ thể khác khi ra quyết định của công ty nhằm bảo đảm không xâm phạm lợi ích của chủ thể khác.

Pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ về nghĩa vụ của NQLCTCP. Xét về mặt cấu trúc, pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP bao gồm văn bản quy phạm pháp luật mà nòng cốt là luật doanh nghiệp, án lệ và tập quán quản trị.

Nội dung của pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP bao gồm: 1) các quy định về nghĩa vụ của NQLCTCP bao gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành, nghĩa vụ đối với ngƣời thứ ba, nghĩa vụ của NĐH, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và điều lệ công ty; 2) các quy định về trách nhiệm pháp lý của NQCTCP bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự; 3) nội dung quy định về miễn trừ trách nhiệm pháp lý; và 4) nội dung pháp luật về thực thi pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP.

Qua khảo cứu thực trạng pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP trên cơ sở so sánh với pháp luật và thực tiễn của một số nƣớc, luận án chỉ ra một số mặt tích cực cũng nhƣ một số mặt còn tồn tại của pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP ở Việt Nam. Từ đó, luận án đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP. Trong đó có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về phƣơng hƣớng: pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP phải phù hợp với đƣờng lối phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng, phù hợp với nguyên tắc quản trị tốt đƣợc thừa nhận rộng rãi trên thế giới và phù hợp với trình độ phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, luận án đƣa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện một số nội dung cụ thể của pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP.

Thứ ba, bên cạnh đó luận án cũng đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của NQLCTCP.

Một phần của tài liệu Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ở việt nam (tt) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)