Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần máy công trình Thăng Long (Trang 84 - 88)

Để nâng cao công tác quản lý các khoản phải thu, công ty cần áp dụng một số biện pháp sau:

Đối với khoản Phải thu khách hàng: Công ty cần xây dựng chính sách tín dụng thương mại phù hợp.Theo giải pháp này thì Công ty cần lượng định, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty nhằm vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi nhanh các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng.

+ Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng bởi đây là công tác khá

quan trọng quyết định đến việc các khoản nợ có thu hồi được hay không. Vì thế trước khi tiến hành ký hợp đồng với khách hàng, công ty cần phải tiến hành phân tích xem xét khả năng thanh toán của bên đối tác như thế nào.

+ Công ty nên khuyến khích hình thức thanh toán trả ngay hoặc trả trước bởi sẽ có lợi hơn nhiều so với lựa chọn thanh toán trả chậm, trả góp bằng chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với khách hàng mua có giá trị lớn, khách hàng thanh toán tiền sớm,…

+ Để buộc khách hàng phải có trách nhiệm thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc những điều khoản hai bên đã cam kết trong hợp đồng, Công ty cần quy định rõ phương thức thanh toán, quy định rõ thời hạn trả tiền, điều khoản vi phạm hợp đồng, cũng như một số biện pháp cứng rắn hơn khi khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh toán thông qua lãi suất phạt nếu khách hàng nợ quá hạn tới từng thời điểm cụ thể.

Với khoản Trả trước cho người bán: điều quan trọng nhất là phải duy trì kỷ luật thanh toán đối với các nhà cung cấp để tạo niềm tin, uy tín trong quan hệ mua bán, từ đó sẽ tạo điều kiện cho Công ty có thể chậm trả mà không phải ứng trước một lượng lớn tiền hàng như hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty nên tích cực tìm thêm một số nhà cung cấp trong nước để không phải

chịu nhiều chi phí đặt hàng và ứng trước bằng ngoại tệ như với các nhà cung ứng nguyên liệu nước ngoài.

+ Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu hồi nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng,vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Nhưng nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán…

Ngoài ra, Công ty nên thường xuyên theo dõi, kiểm soát Nợ phải thu thông qua việc theo dõi thường xuyên kỳ thu tiền bình quân và mức độ thu hồi các khoản phải thu để kiểm tra xem các khoản phải thu được thu hồi như thế nào so với chính sách tín dụng của nó để có những biện pháp xử lý thích hợp nhằm ngăn ngừa nợ phải thu quá hạn. Đồng thời, Công ty cần phân loại nợ phải thu theo tiêu chí thời gian quá hạn thanh toán, từ đó để phân loại thành nợ phải thu quá hạn còn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi hoặc có rất ít khả năng thu hồi, làm cơ sở để có các giải pháp xử lý nợ.

3.2.5. Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm

Cùng với chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm cũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén và hiệu quả. Việc hạ giá bán mà vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm sẽ thúc đẩy được quá trình tiêu thụ từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để hạ giá bán, giải pháp tích cực là tiết kiệm chi phí. Công ty nên thực hiện những giải pháp sau :

 Rà soát, lập dự toán chi phí cho mọi hoạt động và lập kế hoạch giá thành sản phẩm. Thực hiện công việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát các khoản chi phí khi thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.

 Nâng cao chất lượng quản lý chi phí phát sinh trong từng khâu và thời điểm phát sinh chi phí.

 Lựa chọn nhà cung cấp có giá rẻ mà chất lượng hàng hoá vẫn đảm bảo để thay thế.

 Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hiệu quả để giảm bớt chi phí quản lý đoanh nghiệp.

 Công tác bán hàng cần được tiến hành có kế hoạch, chiến lược mục tiêu cụ thể, tránh thực hiện một cách tràn lan kém hiệu quả tốn nhiều chi phí. 3.2.6. Đào tạo nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lao động

Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các DN luôn cần phải quan tâm đế chất lượng đội ngũ lao động bởi đây là nhân tố sống còn quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh công ty nên thực hiện các giải pháp sau :

 Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm.

 Phát huy nguồn lực con người, tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ vi tính cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thường xuyên đánh giá năng lực của nhân viên, coi đầu tư vào nhân tố con người là nền tảng thành công của công ty.

 Công ty cũng không ngừng nâng cao đời sống và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Do đó công ty cũng phải luôn đảm bảo lợi ích cho người lao động như xây dựng và công khai quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi, thực hiện đầy đủ chính sách bảo hộ cho người lao động, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

 Công ty nên quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên cả về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Tổ chức sắp xếp lại cho hợp lý những vị trí chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công ty.

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp

Để cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công nghệ thông tin và truyền thông thực sự đạt hiệu quả, em xin kiến nghị một số ý kiến với các cấp có liên quan như sau:

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần máy công trình Thăng Long (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w