MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trang 31 - 35)

MẠI TẠI VIỆT NAM

1. Kiến nghị

Thành lập hiệp hội nhượng quyền là một tất yếu không thể tránh khỏi để có thể

giúp cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng sự tham gia của các hiệp hội đã tạo điều kiện rất lớn cho hoạt động của ngành nghề. Đó không chỉlà nơi tụ tập các nhà kinh doanh, các chuyên gia tư vấn để chia sẻ kinh nghiệm mà còn là nơi tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo làm cầu nối cho

các nhà kinh doanh nhượng quyền và nhận quyền gặp gỡ, hợp tác làm ăn, đó cũng

là tổ chức chuyên thực hiện các buổi đào tạo các kiến thức về hoạt động kinh

doanh nhượng quyền, nhất là khi hoạt động này ở nước ta còn quá mới mẻ.

Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết và quy

định cụ thể về hoạt động nhượng quyền thương mại. Bộthương mại, Bộ khoa học & công nghệ và các cơ quan chức năng cần phối hợp để nghiên cứu chi tiết Luật

thương mại, Luật sở hữu trí tuệ Luật chuyển giao công nghệ tránh tính trang chồng chéo, dẫm chân nhau, không rõ ràng. Tuy mô hình kinh doanh nhượng quyền có nhiều ưu điểm nhưng do mối quan hệ của chủ thương hiệu và người nhận quyền có nhiều ràng buộc liên quan đến thương hiệu nên dễ phát sinh tranh chấp về doanh thu, chi phí nhượng quyền, tuân thủ mô hình chuẩn…giữa hai bên. Vì thế

mô hình kinh doanh này đòi hỏi phải có những quy định chặt chẽ và chi tiết để tạo

điều kiện cho hoạt động này phát triển.

Bộ Tài Chính cần có chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách thuếưu đãi cho các

người mua và bán nhượng quyền thương mại để khuyến khích thúc đẩy loại hình

này. Trong đó, việc khuyến khích và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại thực hiện các chương trình hỗ trợ, cho vay vốn, tham gia với vai trò là điểm gặp gỡ của các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận quyền cũng là một trong những điều mà Bộ Tài Chính và các ngân hàng nên quan tâm.

BộThương Mại cần hình thành các trung tâm tư vấn hoặc tổ chức hội thảo, hội chợ giúp đỡ doanh nghiệp về mặt thông tin để không rủi ro trong việc ký kết hợp

đồng nhượng quyền. Mặt khác, BộThương Mại cần có nhiều chương trình khuyến khích và quảng bá kinh doanh nhượng quyền đối với các thương hiệu nội địa với mục đích tăng cường uy tín sản phẩm Việt Nam trên thị trường Thế giới.

2. Giải pháp

Để phát triển bền vững hệ thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp

Việt Nam cần phải có các thước đo hiệu quả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là nâng cao chất lượng chuyển giao và duy trì liên tục chất lượng quan hệ. Vì bản

thân hệ thống nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển cần có sự cam kết

của cả doanh nghiệp nhượng quyền và doanh nghiệp nhận quyền trong một thời

gian dài, từ đó sẽ gia tăng sức mạnh của hệ thống, nâng cao được lòng trung thành của khách hàng. Điều này có thể nói là sống còn cho hệ thống. Vì vậy, dưới góc độ chất lượng chuyển giao và chất lượng quan hệ để củng cố và phát triển hệ

thống nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc

hệ thống các giải pháp sau:

Một là, cần xác định cho hệ thống thương hiệu, sản phẩm, mô hình, hệ thống

các qui trình dự định chuyển giao cho các nhà nhận quyền trong tương lai, chương

trình đào tạo, địa điểm đào tạo, qui trình vận hành, kiểm soát, tư vấn… thật rõ ràng và chi tiết. Nhà nhượng quyền cần biết rằng, đã là một hệ thống nhượng quyền thì không phải là một điểm, hai điểm mà là nhiều hơn như vậy, không phải chỉ tại

Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà là Việt Nam và thế giới với nhiều điểm

khác biết vể địa lý, văn hóa… Ngoài ra, mô hình này cần được trải nghiệm thành công và có thể chuyển giao dể dàng ra nhiều mô hình giống như mô hình ban đầu.

Do vậy, rõ ràng không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào hay mô hình nào cũng có

thể thực hiện được nhượng quyền thương mại, chỉ có những sản phẩm, dịch vụ,

mô hình có thể module hoá dể dàng với hệ thống qui trình hiệu quả và hợp lý mới

thực hiện hệ thống này thuận lợi và hiệu quả. Mục tiêu của giải pháp này là xây dựng được chất lượng chuyển giao tối ưu và chủ động cho các nhà nhượng quyền

trong tương lai.

Hai là, cần xây dựng hồ sơ nhượng quyền đầy đủ và chi tiết. Mục đích là tìm

ra được các nhà nhận quyền tương lai phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp trong việc cùng cam kết chia sẻ những thành công trong quá trình hợp tác. Đây là giai

đoạn then chốt cho quá trình tạo dựng chất lượng quan hệ tốt đẹp trong thời gian

tới.

Ba là, xây dựng một văn hóa trung thực, chia sẻ và cam kết đối với hệ thống nhượng quyền của mình. Bất cứ sự không rõ ràng nào trong việc xây dựng hệ

nhận quyền đối với doanh nghiệp nhượng quyền. Do vậy, các thông điệp, chính

sách từ doanh nghiệp nhượng quyền cần được qui định rất rõ trong Hợp đồng nhượng quyền và cam kết thực hiện đến cùng các chính sách này. Chỉ có thực hiện

tốt các cam kết, doanh nghiệp nhượng quyền mới có thể tạo được niềm tin và sự

tin cậy của nhà nhận quyền. Từ đó, các chính sách, qui trình từ doanh nghiệp nhượng quyền mới được thực thi một cách trọn vẹn. Đây là điều kiện tiên quyết

cho sự phát triển bền vững của một hệ thống trong điều kiện cạnh tranh như hiện

nay.

Bốn là, chia sẻ thành công cùng nhà nhận quyền và đặc biệt là những lúc khó khăn. Vì rằng, một hệ thống có thể thành công ở một địa phương thì không có nghĩa là sẽ thành công ở cả thế giới. Bài học của Starbuck, MacDonald là những

minh chứng cụ thể cho sự khác biệt này. Do vậy, trong những lúc như vậy, vai trò của doanh nghiệp nhượng quyền cần được thể hiện hơn bao giơ hết. Việc chia sẻ khó khăn đối với nhà nhận quyền không những đem lại niềm tin cho bản thân nhà nhận quyền mà còn giúp nhà nhượng quyền tìm ra được những khiếm khuyết của

hệ thống để cải tiến đồng thời là cơ hội phát triển hệ thống bởi các nhà nhận quyền

tiềm năng trong khu vực.

Năm là, đào tạo và phát triển. Chỉ có đào tạo liên tục, cải tiến liên tục thì các triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển giao trọn vẹn cho

nhà nhận quyền. Từ đó mà mọi hành vi, qui trình, qui định, phương pháp kinh

doanh… tại các đại lý nhượng quyền mới thực sự qui chuẩn. Việc đào tạo này cũng là cơ hội để các nhà nhận quyền chia sẻ thông tin đến nhà nhương quyền. Từ đó, thắt chặt hơn nữa sự thông hiểu, hiểu biết lẫn nhau để cùng duy trì và phát triển tốt đẹp hệ thống nhượng quyền thương mại. Trên thế giới, việc các công ty

nhượng quyền hình thành các trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,

thậm chí cả đại học là không hiếm; chính từ các trung tâm này, đại học này đã cung cấp những nhà nhận quyền tương lai chuyên nghiệp, hệ thống nhân viên giàu nhiệt huyết và niềm tin ở tương lai không ngừng được cũng cố và phát triển.

KẾT LUẬN

Sự tăng trưởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang

phát triển. Đểcó tăng trưởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư. Do vậy, nguồn vốn đầu

tư là bài toán luôn được ưu tiên nhưng không dễ trong giải quyết đối với các quốc

gia đang phát triển. Sự thất thoát trong đầu tư sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai. Vì thế, cũng không là quá đề cao kinh doanh nhượng quyền khi mô hình này được đánh giá là có thể giải quyết tốt vấn đề về nguồn vốn và rủi ro đầu tư.

Trong lĩnh vực hoạt động nhượng quyền thương mại, thì ngành thực phẩm, đồ

uống, nhà hàng là một trong những ngành có nhiều thế mạnh để thực hiện kinh

doanh nhượng quyền và bằng chứng là ở các quốc gia có hoạt động kinh doanh

nhượng quyền phát triển thì ngành thực phẩm, đồ uống và nhà hàng chiếm từ 20 – 40% tổng số hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền cũng được thế giới biết đến nhiều thông qua các thương hiệu nhượng quyền toàn cầu trong ngành thực phẩm như McDonald’s, KFC, Subway, Pizza Hut,

Jollibee…

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển kinh doanh

nhượng quyền. Trong những năm qua, không thể phủ nhận sự phát triển cũng như

những thành tựu của hoạt động kinh doanh nhượng quyền, nhưng đó chỉ là một vài

bước chấm phá trong một bức tranh nền kinh tếđang phát triển của Việt.

Hình thức kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Thực vậy, niềm tin sẽ tạo cho các nhà nhận quyền sự tin tưởng vào doanh nghiệp nhượng quyền và vào hệ thống mà mình là một thành viên. Sự

cam kết sẽ làm cho hệ thống được vận hành đúng và qui chuẩn dù ở bất cứnơi đâu

và bất cứ thời gian nào. Sự cam kết và niềm tin sẽcó được và phát huy hiệu quả

của nó thông qua quá trình hợp tác và thông qua một văn hóa trung thực, giàu khát vọng. Thành công của hệ thống nhượng quyền không thể được đo trong một năm, hai năm mà được đánh giá trong dài hạn. Do vậy, hơn lúc nào hết, doanh nghiệp

nhượng quyền Việt Nam cần xây dựng cho mình hệ thống các giải pháp để không những thành công trong ngắn hạn mà còn phát huy tính ổn định, hiệu quả và phát triển trong dài hạn. Góp phần tô điểm cho bức tranh sống động của nền kinh tế

Tài liệu tham khảo

Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu http://tttm.vecita.gov.vn

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)