Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoà

Một phần của tài liệu Tuyển tập các bài viết hay về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp và cao đẳng đại học môn văn (Trang 36 - 40)

Chuyên đề "Thuốc" của Lỗ Tấn; "Ông già và biển cả" của Hemingway; "Số phận con người" của Sô-lô-khốp. Hemingway; "Số phận con người" của Sô-lô-khốp.

KIẾN THỨC CƠ BẢN A. THUỐC

1. Khái quát a. Tác giả

- Tiểu sử

- Con người: giàu nhiệt huyết với đất nước, nhân dân. Chuyển qua nhiều nghề:

• Bắt đầu: say mê nghề hàng hải tại “Thủy sư học đường” => mở rộng tầm mắt, thoát khỏi cảnh ao tù nước đọng quê nhà.

• Tốt nghiệp “Khoáng lộ học đường” ngành khai mỏ => khai thác tài nguyên khoáng sản làm giàu cho tổ quốc.

• Học nghề y => chữa bệnh cho những người dân vì nghèo, ngu dốt mà chết. • Một lần xem phim thấy người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc => nhận ra: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần => chuyển sang hoạt động văn chương để chữa căn bệnh tinh thần của quốc dân.

+ Sáng tác:

- Xuất phát từ quan điểm sáng tác đúng đắn, tích cực mà ông đề xướng: văn học “cải tạo quốc dân tính”.

- Tác phẩm tiêu biểu: - Giá trị:

• Nội dung: đặt ra yêu cầu cho người cầm bút: chỉ ra căn bệnh tinh thần cho người Trung Quốc để họ có ý thức chạy chữa.

=> Nhận xét:

o Lay động đất nước Trung Quốc lạc hậu, cổ hủ, thức tỉnh lương tri dân tộc đang mê ngủ.

o Đề xuất quan niệm văn chương tiến bộ, mang tính cách mạng, khơi dậy trách nhiệm xã hội của người cầm bút > hình thành “dòng văn học phản tỉnh”.

• Nghệ thuật: phong cách viết đa dạng, phong phú. o Bề ngoài: lạnh lùng, khách quan

=> Ngòi bút trong tay Lỗ Tấn sắc sảo như “con dao mổ trong tay người phẫu thuật” (Liên hệ với phong cách nghệ thuật của Nam Cao).

+ Vị trí văn học sử: tác giả tiêu biểu của văn học hiện đại Trung Quốc mà cái bóng ôm trùm suốt thế kỉ XX.

b. Tác phẩm

+ Sự ra đời: 1919, đúng lúc cuộc vận động chống phong kiến đế quốc của học sinh sinh viên bùng nổ (phong trào “ngũ tứ”).

+ Nhan đề:

- Nghĩa thông thường: thuốc chữa bệnh. - Gắn với tác phẩm

• Thuốc chữa bệnh lao theo cách riêng của những người dân mê muội, làm cho người chết oan uổng.

• Nước Trung Quốc chìm trong tăm tối, ngu muội. Bánh bao tẩm máu người thực chất là một loại thuốc độc. Con người đang chìm đắm trong sự mê tín, ngu dốt, hủ lậu, tham lam. Cái gọi là thuốc mà người dân Trung Quốc cần là sự giác ngộ => Đặt ra câu hỏi về phương thuốc chữa bệnh tinh thần cho người Trung Quốc. • Phát hiện ra căn bệnh ở hai đối tượng:

o Người cách mạng: xa rời quần chúng đến mức quần chúng bán đứng mình (đau đớn nhất lại chính là người thân – ông Ba bán đứng Hạ Du)

o Quần chúng: mê muội, hờ hững với lí tưởng cứu nước cao đẹp. Nhận xét:

• Chỉ ra căn bệnh tinh thần quái dị chứ không chủ trương kê đơn bốc thuốc => lay động và thức tỉnh ý thức chữa bệnh để người dân Trung Quốc tự tìm thuốc chữa. • Thuốc là một câu hỏi bỏ lửng cho cả người cách mạng và quần chúng: làm thế nào tìm ra phương thuốc chữa bệnh tinh thần.

+ Tóm tắt nội dung:

- Ông chủ quán trà Hoa Thuyên có con trai bị bênh lao, nhờ người mua bánh bao tẩm máu tử tù vì tin sẽ chữa bệnh được cho con.

- Mọi người uống trà bàn tán về người cách mạng – Hạ Du mà máu được dùng làm thuốc với thái độ coi thường, coi là giặc, điên, trái đạo.

- Tiết Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đều đến nghĩa địa thăm con và có sự đồng cảm.

2. Một số vấn đề lưu ý a. Nội dung

+ Vạch trần sự u mê, lạc hậu của quốc dân tính Trung Quốc.

+ Đặt câu hỏi có ý nghĩa xã hội sâu sắc: Đâu là phương thuốc chữa bệnh thể xác và tinh thần cho người dân Trung Quốc.

+ Chỉ rõ: muốn cứu người Trung Quốc khỏi nguy cơ diệt vong cần chữa hai căn bệnh.

• Căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng.

• Căn bệnh u mê, thờ ơ với tương lai đất nước của người dân Trung Quốc. b. Nghệ thuật

+ Bút pháp: thiên về tả => phơi bày trần trụi, khách quan, lạnh lùng, thấm thía trạng thái tinh thần ngu muội, vô cảm của người dân và sự cô vắng của người cách mạng.

+ Ngôn ngữ: ngắn gọn, giản dị.

+ Hệ thống chi tiết, hình ảnh giàu tính biểu tượng: - Bánh bao tẩm máu tử tù.

• Cách chữa bệnh mê tín.

• Cách nhìn của quần chúng về người cách mạng: giặc, điên => tăm tối, không thấu hiều => thực chất đây là thứ thuốc độc.

- Con đường mòn “nhỏ hẹp, cong queo”.

• Ranh giới quần chúng – cách mạng: mộ người cách mạng bị đặt chung một bên với những người tội phạm.

• Ranh giới phân tranh giữa trái – phải.

=> Nhận thức ngu muội, tăm tối của người dân. - Con quạ: thế lực đen tối.

- Sự gặp gỡ của hai bà mẹ:

• Họ Hoa và họ Hạ => ghép lại thành Hoa Hạ - tên gọi cổ xưa của dân tộc Trung Quốc => bị chia cắt thành hai nửa không thấu hiểu, đều mang bi kịch và nỗi đau mất mát.

• Tuy nhiên, họ đã gặp nhau và đồng cảm, xóa bỏ đi khoảng cách của sự ngộ nhận, hiểu lầm => niềm tin vào một ngày Trung Quốc thống nhất, đoàn kết. - Vòng hoa: trân trọng, biết ơn => niềm lạc quan về sự phản tỉnh của người dân Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tuyển tập các bài viết hay về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp và cao đẳng đại học môn văn (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w