Sự phát triển của khoa học – cơng nghệ tạo ra những nguy cơ đe dọa trực tiếp

Một phần của tài liệu những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 70)

7. Kết cấu của đề tài 11

2.1.1. Sự phát triển của khoa học – cơng nghệ tạo ra những nguy cơ đe dọa trực tiếp

sự sống của con người

Nhờ sự phát triển của khoa học – cơng nghệ trong nửa cuối thế kỷ XX, con người đã cĩ trong tay những cái cần cĩ để tìm hiểu những bí mật của giới tự nhiên, khai thác tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Những tưởng sự thịnh vượng vật chất sẽ là thiên đường của con người. Song, khơng phải hồn tồn như vậy.

Cùng với việc tạo ra một khối lượng của cải to lớn, con người đã tạo nên những nguy cơ đe dọa trực tiếp sự sống của bản thân mình. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ hiện đại đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về mơi trường sống. Dựa vào các phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại, con người đã áp đặt sự thống trị của mình và vắt kiệt tự nhiên một cách vơ trách nhiệm. Đĩ là khai thác tự nhiên bằng mọi giá, lấy đi mọi cái cĩ thể lấy, con người vơ tình đã đối xử khơng cơng bằng, thiếu trách nhiệm đạo đức trước các thế hệ tương lai. Đĩ là những thách thức về năng lượng, về sự thay đổi khí hậu và về vấn đề mơi trường nĩi chung.

Chẳng hạn, than đá là một tài nguyên cho năng lượng hữu hạn và chúng ta đã khai thác chúng nhanh hơn quá trình tự nhiên tạo ra chúng, hay sự biến đổi về khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn nhất đối với sự tồn vong của nhân loại.

31

Hoặc giải quyết vấn đề mơi trường và năng lượng bằng cơng nghệ sinh học cĩ thể kể đến việc dùng các vi sinh vật đã biến đổi để sản xuất khí từ chất thải hữu cơ; các loại cây đã biến đổi gen cĩ khả năng làm thối hĩa sinh vật; các cỗ máy phân tử dựa trên cây trồng quang hợp prơtein để tạo ra năng lượng từ ánh nắng mặt trời; dùng vi khuẩn phân hủy ơ nhiễm mơi trường; và cảm biến sinh học để nhanh chĩng kiểm sốt các mơi trường nguy hại. Các vấn đề mơi trường áp dụng cơng nghệ sinh học thường bị bỏ qua hoặc thiếu vốn, do vậy sự bền vững của hành tinh đang đối mặt với sự ơ nhiễm mơi trường gia tăng hết sức nghiêm trọng.

Các quan điểm trái ngược nhau xoay quanh các vấn đề: Sự biến đổi di truyền các cây trồng cĩ gây tai hại cho bản thân chúng về lâu dài hay khơng ? Thực phẩm sản xuất từ cây biến đổi gen cĩ an tồn khơng, hậu quả sẽ như thế nào đối với con người nếu sử dụng nĩ lâu dài ? Cây trồng chuyển gen cĩ làm giảm tính đa dạng sinh học, cĩ tiêu diệt các cơn trùng cĩ lợi và làm tăng cỏ dại hay khơng ? Con người cĩ lường hết được hậu quả của việc đưa cây trồng chuyển gen vào mơi trường ? Những gen đã chuyển vào cây trồng, cĩ thể chuyển sang người hay các động vật khơng ? Về mặt đạo đức, việc chủ động biến đổi các sinh vật sống quanh ta là đúng hay sai ?

Vấn đề đã đạt đến đỉnh điểm khi Tổ chức “Hịa bình xanh” yêu cầu ngừng ngay các nghiên cứu thao tác gen cho đến khi khoa học chứng minh được chắc chắn là nĩ hồn tồn vơ hại. Đặc biệt, năm 2000 Nghị định thư Cartagena về an tồn sinh học đã được 133 nước thơng qua và áp dụng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.

Liên quan đến việc giải quyết vấn đề mơi trường, C. Mác đã coi mơi trường tự nhiên là “thân thể vơ cơ” của con người và cách đây trên 100 năm, Ph. Ăngghen đã từng cảnh báo: “Tuy vậy chúng ta cũng khơng nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nĩ lại gây ra những tác dụng hồn tồn khác hẳn, khơng lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đĩ” [20, tr.654- 655]

32

Chính vì vậy, con người phải tìm cách sống hài hịa, hịa nhập với chỉnh thể tự nhiên, phải điều khiển cĩ ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Bởi vì, “những sự việc đĩ nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hồn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngồi giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu ĩc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lịng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta , khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được các quy luật của giới tự nhiên và cĩ thể sử dụng được những quy luật đĩ một cách chính xác” [20, tr.654- 655]

Dựa vào những tri thức mới, con người dần dần nhận ra rằng, khơng thể nuơi dưỡng mãi trong mình một quyền năng vơ hạn trước tự nhiên. Điều quan trọng là chính sự phát triển của khoa học – cơng nghệ hiện đại đã và đang tạo ra những cơ hội cho con người sửa chữa sai lầm. Những tri thức khoa học mới về thế giới vật chất đã trở thành cơ sở cho một sự thay đổi cĩ tính bước ngoặt trong nhận thức về mối quan hệ con người – tự nhiên. Xuất phát từ cách nhìn tổng thể, hệ thống, dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn, một quan hệ mới về chất – chung sống hài hịa, gắn bĩ

máu thịt giữa con người với tự nhiên đang hình thành. Đĩ chính là nền tảng của đạo

đức sinh thái.

Ngày nay, mơi trường tự nhiên thường được gọi là mơi trường sinh thái. Vấn đề mơi trường sinh thái là một trong những vấn đề tồn cầu cấp bách và khĩ giải quyết trong thời đại ngày nay. Giải quyết vấn đề này thực chất là một yêu cầu cĩ cơ sở lý luận từ bản thân cơ chế hoạt động của phức hợp hệ thống “xã hội – tự nhiên”, nhằm đảm bảo tính cân bằng, tính tự tổ chức, tự điều khiển, tự bảo vệ của sinh quyển, bảo đảm tính thống nhất giữa xã hội và tự nhiên.

Bởi vậy, trong hoạt động thực tiễn con người phải thực hiện nguyên tắc đồng tiến hĩa giữa xã hội và tự nhiên, coi việc quay trở về sống hài hịa với tự nhiên sẽ mang lại một hệ thống các giá trị cho đời sống con người.

Cụ thể là, con người phải nâng cao trình độ nhận thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên; cần phải thay đổi phương thức hoạt động

33

thực tiễn khơng chỉ vì lợi ích kinh tế mà cịn vì lợi ích tinh thần, khơng chỉ vì ngày hơm nay mà cịn vì các thế hệ mai sau; cần phải nắm vững các quy luật của tự nhiên và vận dụng các quy luật đĩ một cách phù hợp vào trong hoạt động thực tiễn, trước hết là vào quá trình sản xuất xã hội. Điều đĩ gắn liền với và chỉ cĩ thể thực hiện được thơng qua việc khắc phục những tác động tiêu cực của khoa học – cơng nghệ đối với hệ thống các giá trị đạo đức.

Thế kỷ XX, khoa học vật lý đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bên cạnh việc lồi người đã sử dụng năng lượng hạt nhân mà Vật lý học mang lại vì mục đích hịa bình thì các nhà khoa học vật lý đã ứng dụng những thành tựu này để chế tạo vũ khí mang tính hủy diệt: vũ khí nguyên tử. Đa số các nhà khoa học – cơng nghệ tham gia chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên đã đề nghị chỉ cho nổ trên những vùng đất khơng cĩ người với mục đích biểu thị và đe dọa kẻ thù. Cho đến phút cuối cùng, nhiều nhà bác học, trong đĩ cĩ A. Einstein, Bo vẫn thuyết phục Tổng thống Mỹ khơng nên thả bom nguyên tử, vì nĩ khơng những độc ác, vơ nhân đạo, mà cịn gây nên một cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia. Song các nhà chính trị Mỹ đã quyết định khác, chống lại đề nghị của các nhà khoa học – cơng nghệ. Như vậy, lạm dụng hoặc sử dụng những thành tựu của khoa học – cơng nghệ hiện đại đã tuột khỏi ý muốn của các nhà khoa học – cơng nghệ, mà chủ yếu thuộc về trách nhiệm và lương tâm đạo đức của các nhà chính trị.

Sau Mỹ là nhiều nước đã chế tạo được bom nguyên tử và cả bom khinh khí (bom hyđrơ) cĩ sức hủy diệt mạnh gấp nhiều lần so với bom nguyên tử; ngồi ra cịn cĩ nhiều loại vũ khí giết người hàng loạt khác, như vũ khí hĩa học, vũ khí sinh học,v.v... Vậy một câu hỏi đặt ra, liệu các thế lực trên trái đất cĩ sử dụng những thành quả khoa học – cơng nghệ để tiêu diệt lồi người, tiêu diệt chính họ hay khơng ? Điều đĩ tùy thuộc vào lương tâm và trách nhiệm đạo đức của bản thân con người. Chính Oppenheimer – cha đẻ của bom nguyên tử đã nĩi: “Mọi người trên trái đất cần phải biết chung sống với nhau, nếu khơng thì sẽ bị hủy diệt” [Dẫn theo: 7, tr. 62]. Đặc biệt, suốt cuộc đời của mình, A. Einstein luơn trăn trở về vấn đề đạo đức trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

34

Theo GS. Trịnh Xuân Thuận – nhà khoa học Mỹ gốc Việt: “Một số nhà khoa học cho rằng cơng việc của họ hồn tồn chỉ là tìm hiểu và khám phá, họ khơng cĩ trách nhiệm gì về việc sử dụng những phát minh của họ. Một lập trường như vậy chỉ là sự nhận thức sai lầm, chủ tâm mù quáng, hay tệ hơn nữa, hồn tồn bất lương. Kiến thức đưa tới quyền lực và quyền lực địi hỏi một ý niệm về trách nhiệm và một ý tưởng là chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những hành động của chúng ta” [Dẫn theo: 7, tr. 63].

Ơng viết tiếp: “Thật khơng thể tha thứ được cho bất cứ khoa học gia nào biết rõ là mình đang phát triển những dụng cụ giết người và giết người tập thể. Trong cuộc chiến Việt Nam, tơi bị sốc khi biết rằng nhiều khoa học gia Mỹ nổi tiếng, gồm một vài người đã lãnh giải Nobel, là thành viên của “đơn vị Jason” – một ủy ban thành lập bởi Lầu Năm Gĩc để cố vấn cho quân đội về sự phát triển những vũ khí. Tơi cảm thấy ghê tởm và kinh sợ những bộ ĩc thơng thái này hàng tháng họp nhau để đưa ra những vũ khí cĩ thể giết người càng nhiều càng hay” [Dẫn theo: 7, tr. 63].

Như vậy, các thành tựu khoa học – cơng nghệ cĩ thể là mối đe dọa nguy hiểm cho tồn thể nhân loại. Số phận của nhân loại tùy thuộc vào lương tâm và trách nhiệm đạo đức của các thế lực sở hữu các thành tựu khoa học – cơng nghệ. Khoa học – cơng nghệ mà khơng cĩ đạo đức chỉ nĩi lên sự tàn phá, nĩ trở thành con quỷ hà khắc mà chính con người khám phá và tạo ra.

2.1.2. Sự phát triển của khoa học – cơng nghệ ảnh hưởng đến lương tâm, đạo lý của con người

Trong lĩnh vực sinh học:

Những đầu tư vào khoa học – cơng nghệ của bất kỳ quốc gia nào đều sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư và áp dụng các thành tựu khoa học – cơng nghệ đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội, chính trị, văn hĩa và đạo đức.

Lĩnh vực gây nên nhiều bàn cãi nhất về vấn đề đạo đức là lĩnh vực cơng nghệ sinh học, đặc biệt là những ứng dụng của nĩ vào trong y học. Thế kỷ XX được tỏa sáng rực rỡ bằng sự phát triển bùng nổ của các nghiên cứu về cơng nghệ sinh học với những thành tựu tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội. Sự phát triển

35

nhanh chĩng cùng với những ứng dụng rộng rãi của cơng nghệ sinh học khiến người ta nghĩ rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của cơng nghệ sinh học.

Quả thật, cơng nghệ sinh học đã mở ra nhiều triển vọng trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất, y học, mơi trường,... theo hướng tích cực. Việc phát hiện ra mật mã của sự sống, đọc và nắm được bản đồ gen người,... khiến con người ngày càng hiểu sâu sắc hơn về bản thân mình. Kết quả tất yếu của sự hiểu biết đĩ là bảo đảm chủ yếu cho sự làm chủ bản thân của con người và gĩp phần hình thành những tiền đề cho cuộc sống hạnh phúc của xã hội tương lai.

Cơng nghệ sinh học nếu được sử dụng hợp lý sẽ cho chúng ta những hiệu quả thiết thực. Nhờ cĩ cơng nghệ sinh học, chúng ta đã xác định được thành phần của tồn bộ gen con người và nhiều cơ thể khác để tìm cách chăm sĩc cho từng cá thể. Cơng nghệ sinh học đã tạo ra những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe; tạo ra giống lúa giàu vitamin A cĩ thể giúp giảm bớt chứng mù lịa; tạo ra những giống cây trồng cĩ thể chống lại được dịch bệnh; tạo ra những hạt nhỏ để phá hủy các tế bào ung thư. Ngày nay, với cơng nghệ thao tác gen, người ta chỉ cần 20 năm để tăng gấp đơi sản lượng lương thực với chất lượng cao hơn rất nhiều.

Song, sự phát triển của cơng nghệ sinh học cũng đặt con người trước hàng loạt những lo âu, dằn vặt. Ngồi những vấn đề như an tồn lương thực, thực phẩm, nhân loại cĩ lương tri đang trăn trở một điều, liệu cĩ xuất hiện những “siêu thị” hay “ngân hàng” chuyên mua bán các “phụ tùng” thuộc cơ thể con người khơng ? Trong lĩnh vực khoa học – cơng nghệ đã xuất hiện một vấn đề mới – vấn đề đạo đức sinh học: Làm thế nào để cĩ thể kết hợp giữa tiến bộ khoa học – cơng nghệ với việc gìn giữ, tơn vinh danh dự và phẩm giá của chính con người ?

Sinh sản vơ tính là một trong những phát triển cực kỳ quan trọng trong cơng nghệ sinh học. Kỹ thuật sinh sản vơ tính bao gồm ba hình thức, đĩ là: Tạo sinh vơ tính, tạo phơi vơ tính và phương pháp trị liệu bằng tạo sinh vơ tính.

Thứ nhất, vấn đề tạo sinh vơ tính:

Với kỹ thuật tạo sinh vơ tính, lần đầu tiên trong lịch sử lồi người, chính con người lại đĩng vai trị một “Thượng đế” để tạo ra chính mình. Tức là, con người cĩ thể được kiến tạo mà khơng cần đến sự giao hợp giữa nam và nữ, khơng cần đến tinh

36

trùng của người đàn ơng. Tạo sinh vơ tính là một tiến bộ cho thấy tiềm năng vĩ đại của con người. Con người đã tiến gần đến tình thế mà cĩ thể sản xuất, hơn là sản sinh ra con người.

Phương pháp tạo sinh vơ tính bắt chước quá trình sinh sản tự nhiên và dựa vào mơ hình của sinh học phân tử. Theo mơ hình này, con người được cấu tạo bởi hàng tỉ tế bào. Mỗi tế bào đều cĩ nhân, trong nhân chứa đựng các chất liệu di truyền, trong đĩ nhiễm sắc thể quyết định đặc tính di truyền riêng cho mỗi cá thể. Mỗi con người cĩ 23 đơi nhiễm sắc thể (22 đơi thường và 1 đơi xác định giới tính). Trong mỗi nhiễm sắc thể cĩ nhiều gen, mỗi gen được cấu tạo bằng một mảng DNA (viết tắt của từ Deoxyribo Nucleic Acid). Mỗi mảng DNA gồm cĩ bốn yếu tố hĩa học: A (adeline), C (cytosine), G (guanine) và T (thymine).

Theo quá trình sinh sản tự nhiên, sự phát triển của một con người bắt đầu bằng chỉ một tế bào. Khi một tinh trùng thụ tinh với một trứng và tạo ra một tế bào đơn, sau đĩ tế bào đơn này thực hiện quá trình phân chia để hình thành nên một cơ thể sống hồn chỉnh.

Tạo sinh vơ tính, nĩi một cách giản đơn, là phương pháp sao y bản chính một động vật đang sống. Người ta chiết DNA từ một trứng và thay thế nĩ bằng DNA từ

Một phần của tài liệu những vấn đề đạo đức nảy sinh từ sự tác động của khoa học công nghệ ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)