Các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ của IAEA [6][34][35][38]

Một phần của tài liệu khảo sát phân bố suất liều xung quanh phòng máy x quang chẩn đoán y tế bằng chương trình mcnp (Trang 65 - 66)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.3.Các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ của IAEA [6][34][35][38]

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA ( International Atomic Energy Agency) là tổ chức đặc biệt của Liên hợp quốc thành lập năm 1956 trụ sở tại Viena, Áo có nhiệm vụ khuyến khích các nước phát triển sự nghiệp ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Do đó, IAEA chú trọng việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn bức xạ và giúp các nước thực hiện các tiêu chuẩn này.

Hội đồng thống đốc IAEA lần đầu tiên thông qua các biện pháp bảo vệ và an toàn bức xạ vào tháng 3 năm 1960 dựa trên các khuyến cáo của ICRP. Các tiêu chuẩn an toàn đầu tiên được Hội đồng thống đốc IAEA duyệt y năm 1962 và được xuất bản trong bộ sách về an toàn Safety Series No.9. Bản hiệu chỉnh được xuất bản năm 1967 và bản hiệu chỉnh lần 2 xuất bản năm 1982.

Năm 1990 Ủy ban hỗn hợp giữa các Tổ chức Quốc tế về An toàn Bức xạ IACRS (Inter- Agency Committee on Radiation Safety) được thành lập để trao đổi ý kiến và hợp tác về các vấn đề liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân. Trong khuôn khổ của hệ thống này, các tổ chức bảo trợ IAEA, FAO, ILO, OECD/NEA, WHO và Tổ chức Y tế Pan American PAHO (Pan American Health Organization) đã lập ra một ban thư ký hỗn hợp để biên sọan tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về bảo vệ đối với bức xạ ion hóa và an toàn đối với các nguồn bức xạ. Các tiêu chuẩn đó được thể hiện trong ấn phẩm“Tiêu chuẩn an toàn quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an toàn đối với nguồn bức xạ” (International Basic Safety Standards for Protection against Ionizing Radiation and the Safety of Radiation Sources) xuất bản trong bộ sách an toàn-Safety Series No.115 năm 1996, gọi tắt là BSS (Basic Safety Standards).Trong các nguyên tắc do nhóm này kiến nghị đối với các nhà máy điện hạt nhân có nhiều nguyên tắc thích hợp với các cơ sở và nguồn bức xạ.

Các tiêu chuẩn này có hiệu lực đối với các tổ chức đồng bảo trợ IAEA,FAO,ILO, OECD/NEA,PAHO và WHO và không bắt buộc các quốc gia coi là luật định đối với quốc gia mình và cũng không thay thế cho các điều khỏan của luật hay quy phạm quốc gia. Chúng chỉ được xem là những điều hướng dẫn thực tế đối với các nhà chức trách, các tổ chức, các chủ cơ sở, các nhân viên, các cơ quan an toàn bức xạ chuyên trách, cở sở xí nghiệp và các hội đồng về an toàn và y tế.

Một phần của tài liệu khảo sát phân bố suất liều xung quanh phòng máy x quang chẩn đoán y tế bằng chương trình mcnp (Trang 65 - 66)