Các tích tụ Hydrocacbon

Một phần của tài liệu Đối sách đặc điểm kiến tạo địa động lực bể cửu long và nam côn sơn và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 92 - 93)

Đến đầu năm 2005 trên toàn bể Cửu Long đã phát hiện được trên 20 cấu tạo có chứa dầu khí, trong đó có 7 phát hiện thương mại. Các phát hiện nói trên được thể hiện tại hình 9.17. Trong số những phát hiện như mỏ Rồng đã có sự lẫn lộn giữa khái niệm mỏ và vùng mỏ: Dưới góc độ địa chất công nghệ thì “mỏ Rồng” như đang gọi bao gồm 4 mỏ tương ứng với 4 khu vực: Trung Tâm, Đông Bắc, Đông và Đông Nam. Như vậy, số lượng phát hiện công nghiệp sẽ là trên 10.

Phần lớn các mỏ phân bố trên khối nâng Trung Tâm và đới phân dị Phía Bắc. Tổng số mỏ hiện đang khai thác là 7 với trữ lượng dầu đã khai thác đạt khoảng 170 tr. tấn, chiếm khoảng 35% tổng trữ lượng đã phát hiện, tương đương với 15-18% thu hồi dự kiến. Đa số những phát hiện trong bể là dầu có lượng khí hoà tan dao động trong khoảng từ 50 đến 200m3/m3. Phát hiện khí condensat lớn nhất là Sư Tử Trắng. Ngoài ra một số vỉa khí tự do, khí condensat cũng đã được phát hiện tại mỏ Đông Bắc Rồng.

Các mỏ dầu đều thuộc loại nhiều vỉa, trừ mỏ Đông Nam Rồng (chỉ có 1 thân dầu móng). Các thân khoáng nằm phổ biến trong cả 3 play: Miocen dưới, Oligocen (Oligocen trên, Oligocen dưới) và móng nứt nẻ trước Kainozoi. Tuy nhiên dầu trong tầng móng vẫn là chủ yếu. Ví dụ, tại các mỏ như Đông Nam Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng trữ lượng dầu trong móng chiếm từ 70% đến gần 100% trữ lượng toàn mỏ. Mỏ dầu Bạch Hổ là mỏ có quy mô lớn nhất cả về diện tích cũng như trữ lượng. Đây là mỏ được phát hiện đầu tiên, đặc trưng về dầu trong tầng móng granitoid nứt nẻ của bể Cửu Long nói riêng và thế giới nói chung. Cho đến nay sản lượng dầu khai thác từ tầng móng trên thế giới nói chung là thấp, trừ mỏ Bạch Hổ ở Việt Nam và mỏ La Paz ở Venezuela (Carl O., SCharpl, 2000). Phát hiện dầu trong móng phong hoá và nứt nẻ chẳng những đã làm thay đổi cơ cấu đối tượng khai thác, mà còn làm thay đổi quan điểm thăm dò truyền thống và đã mở ra một đối tượng tìm kiếm, thăm dò mới đặc biệt ở Việt Nam, cũng như trong khu vực.

86

Tất cả các phát hiện dầu khí đều gắn với các cấu tạo dương nằm trong phần lún chìm sâu của bể với chiều dày trầm tích trên 2.000m tại phần đỉnh. Các cấu tạo này đều có liên quan đến sự nâng cao của khối móng, bị chôn vùi trước Oligocen. Xung quanh các khối nhô móng này thường nằm gá đáy là các trầm tích Oligocen dày và có thể cả Eocen là những tầng sinh dầu chính của bể. Dầu được sinh ra mạnh mẽ tại các tầng này vào thời kỳ cuối Miocen rồi dồn nạp vào bẫy đã được hình thành trước đó.

Hình 5.2. Các phát hiện dầu khí tại bể Cửu Long

Một phần của tài liệu Đối sách đặc điểm kiến tạo địa động lực bể cửu long và nam côn sơn và triển vọng dầu khí liên quan (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)