Phần này tập trung vào hai thiết bị sợi hoạt động nhƣ một bộ lọc truyền dẫn cho bù tán sắc. Bộ ghép mode dịch tần là một thiết bị thuần sợi đƣợc thiết kế theo nguyên lý ghép cộng hƣởng phân bố dịch tần. Hình 3.15 mô tả hoạt động của hai loại thiết bị này. Nguyên lý cơ bản của bộ ghép mode dịch tần này khá đơn giản. Không phải ghép các sóng lan truyền tiến và lùi của cùng một mode (nhƣ đã tiến hành trong cách tử sợi), mà cách tử dịch tần ghép hai mode không gian của sợi hai mode. Loại thiết bị này cũng tƣơng tự nhƣ thiết bị biến đổi mode đã đƣợc trình bày trong phần 3.4 trong điều kiện có DCF, trừ trƣờng hợp chu kỳ cách tử biến thiên tuyến tính theo chiều dài của sợi. Tín hiệu đƣợc truyền từ mode cơ bản tới mode bậc cao hơn thông qua cách tử, nhƣng các thành phần tần số khác nhau lại lan truyền qua các chiều dài khác nhau trƣớc khi đƣợc truyền dẫn do bản chất dịch tần của cách tử là ghép hai mode lại với nhau. Nếu chu kỳ cách tử tăng theo chiều dài của bộ ghép thì bộ ghép có thể bù GVD. Tín hiệu tiếp tục lan truyền theo
hƣớng tiến nhƣng lại kết thúc ở mode bậc cao hơn của bộ ghép. Một bộ biến đổi mode cách tử đều có thể đƣợc sử dụng để biến đổi tín hiệu trở lại mode cơ bản.
Một biến thể khác ở cùng một nguyên lý là ghép nối giữa các mode cơ bản của sợi hai lõi với các lõi không đồng dạng. Nếu hai lõi có cự ly đủ gần thì việc ghép nối các sóng tắt dần giữa hai mode sẽ dẫn đến việc truyền năng lƣợng từ lõi này sang lõi khác, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp của bộ ghép định hƣớng. Khi cự ly giữa các lõi giảm dần tuyến tính thì sự truyền năng lƣợng đó sẽ xuất hiện tại nhiều điểm dọc theo sợi tùy theo tần số của tín hiệu truyền. Do vậy, một sợi hai lõi có cự ly giảm dần tuyến tính có thể bù GVD. Loại thiết bị này sẽ duy trì tín hiệu đƣợc truyền theo hƣớng tiến, mặc dù nó truyền dẫn vật lý trên lõi bên cạnh. Có thể thực hiện mô hình này theo phƣơng thức là một thiết bị nén có ứng dụng các đƣờng sóng bán dẫn do các siêu mode của hai đƣờng sóng ghép đôi sẽ tạo ra một lƣợng lớn GVD có thể điều hƣởng đƣợc.