Thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh nó được coi như là mạch máu của sự phát triển
Hiện nay Việt Nam được coi là nước có thông tin chưa minh bạch * Thứ nhất thông tin về chính sách:
Trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thương mại , việc áp dụng hạn ngạch , cấp vida, những chính sách đó lại là thường xuyên thay đổi,nhưng những thông tin đó lại đến với doanh nghiệp rất chậm nhiều doanh nghiệp thừa khả năng thì không có hạn ngạch các doanh nghiệp khác năng lực sản xuất có hạn lại thừa hạn ngạch
Các doanh nghiệp may chưa có mối liên hệ trong thời gian qua trong việc tìm kiếm thị trường cho ngành dệt may vẫn do bản thân các doanh ngiệp và khách hàng có nhu cầu tìm đến với nhau sự môi giới của nhà nước, hiệp hội và doanh ngiệp thương mại trong nước còn hạn chế
Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành dệt may đặc biệt trong khu vực tư nhân phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ đều thiếu điều kiện tiếp cận thông tin thị trường và hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Thứ 3:thông tin nội bộ:
Trong hầu hết doanh nghiệp thông tin về đường lối phát triển của còng ty,các chiến lược kinh doanh,nội quy,quy chế chưa được phổ biến một cách rộng rãi đến người lao động, nên chưa tạo ra mối liên hệ giữa công nhân với các doanh nghiệp
Chương III:Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam
1)Giải pháp chung
Có một câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có nên cạnh tranh bằng việc tạo ra lợi thế về chi phí thấp hay về sự khác biệt. Nếu như chúng ta so sánhvề nguồn lực và năng lực đặc biệt lâu dài, nổi trội hơn thì cả hai yếu tố trên chúng ta đều không bằng trung quốc nhưng trong phần lý luận trên ta đă biết trong nhiều trường hợp năng lực đặc biệt không tồn tai hiển nhiên mà chỉ khi biết khai thác điểm mạnh đúng thời điểm để tân dụng cơ hội xuất hiện mới tạo ra được các năng lực đặc biệt của doanh nghiệp. Măc dù Trung Quốc có lợi thế rẩt lớn để cạnh tranh nhưng vẫn vấp phải hạn ngạch,một số thị trường yếu tố giá cả không phải vấn đề quyết định đến khả năng mua của họ, mặt khác thị trường dệt may còn phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách của nhà nước
Trong khu vực thì Việt Nam vẫn là địa chỉ mà các nhà nhập khẩu nước ngoài quan tâm sau trung quốc: Trung tâm Thông tin thương mại cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ vừa có những thông tin báo cáo về việc giới kinh doanh Mỹ đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam.
Một số doanh nghiệp nhập khẩu như Wal-Mart hay Safeway của Mỹ trước đây chưa có quan hệ kinh doanh với Việt Nam hoặc còn qua trung gian hoặc đang có kế hoạch di chuyển sản xuất ra nước ngoài đã chọn Việt Nam là thị trường chiến lược.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Mỹ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu có thể do Trung Quốc đang trở
thành đối thủ chiến lược của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục, 200 tỷ USD trong năm 2005.
Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cũng cho biết, đa số các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ đã quan tâm đến ngành dệt may Việt Nam và đánh giá Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, hạt điều, hạt tiêu là những mặt hàng có quy mô sản xuất, còn lại các mặt hàng khác hầu hết đều trong tình trạng sản xuất nhỏ và rất khó khăn để thâm nhập thị trường Mỹ.
Điều cần lưu ý là các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để dễ quản lý chất lượng và tạo ra sức ép giảm giá. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có chính sách liên kết để đối phó.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ đạt hơn 3,6 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng hải sản, dầu thô, giày dép, hạt điều, cà phê. Do vậy tuỳ đặc điểm và trình độ và khả năng sản xuất các mỗi doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu của mình là thị trường đại chúng có thu nhập thấp hay thị trường tiêu thụ có thu nhập trung bình, trung bình cao hoặc cao cấp. Đối với thị trường đại chúng thì giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lược tiếp thị.Còn đối với thị trường trung bình và trung bình trở lên thì yếu tố quyết định lại là nhãn hiệu sản phẩm, đẳng cấp chất lượng và khả năng đáp ứng nhanh
Việt Nam nên một mặt cần giảm giá thành,VinaCapital ước tính chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn 20% so với các thành phố duyên hải của Trung Quốc. Lương tại các vùng nông thôn Trung Quốc thấp hơn 10 – 15% so với TP.HCM. Để cắt giảm chi phí, Việt Tiến và nhiều nhà sản xuất trong ngành dệt may đang di chuyển tới các vùng nông thôn, nơi chi phí lao động bằng 70% so với TP.
HCM. Mặt khác nâng cao chất lượng sản phẩm ,tốc độ cung ứng ,muốn thực hiện điều đó trước tiên ta cần có giải pháp về nguồn lực
2)Giải pháp về nguồn lực.
2.1)Giải pháp về nguồn nhân lực.
Để đối phó với tình trạng doanh nghiệp vừa yếu lại vừa thiếu nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực có tay nghề thông qua các hình thức như liên kết đào tạo với các trung tâm dạy nghề hay tuyển dụng lao động từ các tỉnh vể đào tạo
-Các doanh nghiệp phải tính toán biện pháp để tăng năng suất lao động hợp lý hoá và tổ chức quản lý sản xuất tốt để người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, tôn vinh những người có bàn tay vàng giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tránh tình trạng thu hút lao động bằng việc tăng lương
-Cần liên tục tiến hành biện pháp để nâng cao tay nghề cho người lao động, đối với nhà tạo mẫu,thiết kế ta cần phải có sự đào tạo bài bản, tạo cho họ điều kiện tiếp xúc với nhưng nước mạnh về khâu tạo mẫu thiết kế.
-Cần có đội ngũ marketing chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường và xu hướng mới
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu dùng hàng may mặc :sự tăng trưởng kinh tế hệ thống băn le,cơ cấu dân số, khuynh hướng thời trang cơ cấu dân số từ45 trở lên sé dành tỷ lệ chi tiêu lớn hơn cho nhà của cón cái và khoản về hưu ít quan tâm đến thời trang mà chú ý tới sự thoải mái và tịên dụng
-Người tiêu dung hoa kỳ hiện nay có khuynh hướng mặc quần áo theo phong cách tự do như áo thể thao, áo sơ mi chứ k thích loại cổ điển
-Người tiêu dùng ít có thời gian đến các cửa hàng vì vậy họ có xu hướng mua hàng qua ti vi và qua mạng
Đứng trước nguy cơ về lao động này , mới đây một số hội viên của Hội Dệt may và Thêu đan TP HCM đã thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực dệt may quốc tế (IGTC), nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ điều hành, với 3 bộ môn chính là quản lý sản xuất, bán hàng và thiết kế sản phẩm. Bên cạnh đó, IGTC còn tập trung đào tạo ngắn hạn các khóa quản đốc xưởng cắt, may, trưởng phòng kỹ thuật, cất lượng, chuyên viên bán hàng… Một cán bộ của IGTC cho biết, mục đích của trung tâm là chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty dệt may vừa và nhỏ của VN.
Công ty may 10 theo đó năm 1995may 10 đă thành lập mô hình trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật và thời trang. Trường liên kết với Đại học bách khoa hà nội tổ chức các khoá, các chuyên ngành may,Quản trị kinh doanh tự động hoá... Đến tháng 9 năm 2002, trong 3312 lao động của công ty có 316 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, 402 người tốt nghiệp trung cấp,65 người có trình độ lý luận trung cao cấp..công nhân đạt trình độ tay nghề xấp xỉ 4/6. Đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo đầy đủ kiến thức chuyên môn và lý luận bổ xung vào vị trí quản lý, sản xuất,kinh doanh. Đây là nhân tố quan trong, quyết định tới sự phát triển bền vững của công ty trong thời gian vừa qua
2.2)Gải pháp về nguồn lực vật chất 2.2.1`)Giải pháp về công nghệ
Tiếp nhận công nghệ của các nước thông qua các hình thức : Đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ nhưng phải chú ý là chuyển giao cả phần cúng lẫn phần mềm
Do nguồn vốn có hạn nên chúng ta không nên chú trọng đầu tư đổi mới toàn bộ công nghệ trong khi phần mềm chúng ta chưa theo kịp,mà tuỳ từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà tiến hành đổi mới toàn bộ hay bộ phận ,những doanh nghiệp nhỏ nên tạo thành những vệ tinh xung quanh doanh nghiệp lớn
Việt tiến cánh chim đầu đàn của nghành dệt may việt nam.Trung bình mỗi năm,Việt Tiến chi cho quỹ đầu tư xây dựng mới và sắm sửa máy móc từ 30-40 tỉ đồng, bằng khoảng 5-7% doanh thu.Trong năm 2001, công ty đã mạnh dạn đầu tư trên 45 tỷ đồng mua sắm thiết bị điện tử, mạnh dạn đưa dây chuyền hanger tự động hoá vào các xí nghiệp, trang bị phần mềm thiết kế thời trang và nâng cấp, bổ xung hàng loạt máy vi tính thế hệ mới cho hoạt động quản lý điều hành
2.2.2)Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Đối với doanh nghiệp thì nên xây dựng liên minh chiến lược tránh tình trạng tăng giá chủ động về nguồn nguyên liệu ví như việc hợp tác với trung quốc.
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Lê Hỷ, Phó tổng giám đốc Công ty Thương mại Dệt may TP HCM cho biết, trung tâm sẽ tập hợp ít nhất 500 nhà cung ứng nguyên phụ liệu dệt may trong và ngoài nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt may VN. Giá cả phù hợp, nhà sản xuất sẽ tiết kiệm được thời gian, với các dịch vụ về ngân hàng, hải quan tại chỗ... Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Các đơn vị đầu tư vào trung tâm sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 5
năm kế tiếp. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân hoặc chuyển khoản lỗ sang các năm kế tiếp trong thời hạn không quá 5 năm.
2.3)Giải pháp về nguồn vốn.
Các doanh nghiệp nên tim cho mình nguồn cung ứng vốn ổn định,nên thông qua thị trường tài chính để thu hút vốn bởi với việc phát hành cổ phiếu vừa có thể gia tăng vốn nhưng không tăng nợ
Thông qua hình thức liên kết với ngân hàng, các ngân hàng có thể cử đại diện của mình vào công ty điều đó có thể dẫn đến việc cung ứng vốn nhanh gọn đúng thời điểm
2.4)Giải pháp về thông tin:
-Các doanh nghiệp phải có mối liên hệ chặt chẽ,hình thành nên đường thông nội bộ giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với nhà nước
-Tiến hành hội chợ, triển lãm để khuyếch trương sản phẩm và thương hiệu của mình đến các nước trong khu vực
-Thường xuyên nghiên cứu thông tin về thị trường nắm bắt được nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng bởi nhu cầu về yêu cầu sản phẩm là luôn thay đổi cả về mẫu mã lẫn chất lượng sản phẩm
-Doanh nghiệp cần xây dựng phổ biến chính sách, nội quy tới người lao động để họ hiểu rõ và chấp hành
-Cần tìm hiểu về hệ thống luật pháp cũng như yêu cầu sản phẩm của mỗi quốc gia nhất là mỹ trước khi xuất hàng vào họ
Nhật bản là quốc gia trong đó hàng dệt may không bị áp đặt hạn ngạch nhưng. Ngưòi tiêu dùng ở nhật khá khó tính đặc biệt về mốt thời trang. Các nhà sản xuất cần phải nắm bắt và dự đoán
được xu hướng thời trang phải cung ứng kịp thời những sản phẩm đang hợp mốt đặc biệt là khách hàng trẻ tuổi những người có sở thích thay đổi mấu mốt rất nhanh chóng theo kết quả một cuộc thăm dò của tổ chức ngoại thương nhật bản :78% người tiêu dùng nhật bản chọn hàng may mặc dựa theo kiểu dáng,46% dựa theo chất lưọng,27% dựa theo giá cả. Hiện nay các kênh phân phối vào thị trường nhật bản là
*Họ có thể bán cho một số khách hàng nhật bản sau đó một thời gian có thể chọn trong số đó một vài đại lý bán hàng cho mình
*Có thể lập các chi nhánh tiêu thụ sản phẩm ngay tại nhật bản nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam và có thể kiểm soát luôn thương hiệu quyền sở hữu chí tuệ và chọn lựa được chiến lược M kết tinh phù hợp
* Có thể cho các công ty của nhật bản dùng thương hiệu của mình cách này ít tốn kém nhưng nhà sản xuất mất quyền kiẻm soát hang hoá