Chiến lược phát triển thị trường giai đoạn 2016 2020:

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre giai đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 29)

Những phân tích, kết luận từ các ma trận SWOT, SPACE, BCG, QSPM đã khẳng định thêm tính khả thi cho chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn 2016-2020, cụ thể là Mở rộng

phân xưởng và quy mô chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.

6.1 Căn cứ xác định mục tiêu:

Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân tổng nhu cầu thủy sản thế giới đạt 2.7%/năm, năm 2011-2015 tăng bình quân 3%/năm. Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu thủy sản thế giới dự đoán sẽ tăng khoảng 3.1%/năm trong khi lượng cung thủy sản toàn cầu dự đoán chỉ tăng trưởng 2.14%/năm (thấp hơn giai đoạn 2000- 2010 0.26%/năm). Cụ thể, năm 2015 nhu cầu thủy sản thế giới khoảng 198.26 triệu tấn thì đến năm 2020 con số này là 217.19 triệu tấn.(Xem Bảng 7 và 8 Phụ Lục). Trong đó làm thực phẩm chiếm trên 80% tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu, còn lại dưới 20% dùng làm phi thực phẩm. Như vậy, với nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng từ nay cho đến năm 2020, lượng cung thủy sản sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu. Dự báo lượng thiếu hụt cho đến năm 2020 khoảng trên 44 triệu tấn thủy hải sản các loại. Đây là điều kiện tốt để các quốc gia có lợi thế về sản xuất thủy sản phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Số lượng người nước ngoài (chủ yếu là châu Âu, châu Mỹ) đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng góp

26 phần tăng cầu thủy sản. Thu nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, khoáng sản như Nigeria, phần tăng cầu thủy sản. Thu nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, khoáng sản như Nigeria, Algeria, Libya… được cải thiện do giá xăng dầu thế giới tăng cao cũng góp phần làm tăng nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm trong đó có thủy hải sản. Hiện nay, xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân châu Phi đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, thậm chí doanh nghiệp có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận.

Trung Đông là khu vực thị trường có khả năng thanh khoản cao, nhu cầu lớn và đa dạng đối

với các loại mặt hàng thủy sản. Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc FAO, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tại khu vực sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Do điều kiện tự nhiên chủ yếu là sa mạc không thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản nên việc tiêu dùng phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài. Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng đối với nhóm hàng này cũng không quá khắt khe như tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

Công suất chế biến của Công ty CP XNK Thủy Sản Bến Tre khoảng 40.000-50.000 tấn/năm. Công ty vẫn đang tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, nhằm tăng công suất chế biến và giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

6.2 Mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2020:

Tạo được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là đối với các thị trường mới nổi như Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ

Phấn đấu để đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân đạt 10% mỗi năm

Nếu lấy năm 2015 làm năm cơ sở tính toán, chúng tôi xác định các mục tiêu về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận năm 2020 như sau:

Bảng Số liệu cần phân tích

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014

Sản lượng Tấn 9.211 9.403 9.091 8.403

Doanh thu thuần Tỷ đồng 662,82 634,180 534,534 448,861

Lợi nhuận thuần Tỷ đồng 106,80 86,074 86,424 90,44

Tỷ lệ tăng lợi nhuận bình quân kỳ vọng % 10

(Nguồn: BCTN năm 2011-2014 )

Theo như số liệu trên bảng cho thấy, hầu như các chỉ tiêu đều giảm từ 2011-2014. Vì vậy, chúng tôi đặt mục tiêu năm 2016 bắt đầu gia tăng các chỉ tiêu. Nên chúng tôi sẽ sử dụng lượng tăng các chỉ tiêu để tính mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020 như sau:

27 Lượng tăng Doanh thu tiêu thụ bình quân năm (662,82-448,861)/3=71,320 tỷ đồng Lượng tăng Doanh thu tiêu thụ bình quân năm (662,82-448,861)/3=71,320 tỷ đồng

Sản lượng tiêu thụ năm 2020: (Lượng tăng Sản lượng bình quân năm x thứ tự năm ước tính) + Sản lượng tiêu thụ năm gốc = (269 x 6) + 8.403 =10.017 tấn

Doanh thu tiêu thụ năm 2020: (Lượng tăng Doanh thu bình quân năm x Thứ tự năm ước tính) + Doanh thu tiêu thụ năm gốc = (71,320 x 6) + 448,861 = 876,781 tỷ đồng

Lợi nhuận kỳ vọng: căn cứ vào lợi nhuận thực tế năm 2015 là 77,639 tỷ đồng Năm 2016: 77,639 x (1 + 10%) = 85,403

Năm 2017: 85,403 x (1 + 10%) = 93,943 Năm 2018: 93,943 x (1 + 10%) = 103,338 Năm 2019: 103,338 x (1 + 10%) = 113,671 Năm 2020: 113,671 x (1 + 10%) = 125,038 Vậy mục tiêu lợi nhuận năm 2020 là 125,038 tỷ đồng

6.3 Nội dung thực hiện: Dựa trên các mục tiêu đề ra, chúng tôi đưa ra các giải pháp tiến hành

thực hiện cho chiến lược phát triển thị trường như sau:

Đầu tư mở rộng phân xưởng và quy mô chế biến kết hợp với việc duy trì sản xuất tập trung vào 02 sản phẩm chủ yếu là nghêu và cá tra. Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và khả năng truy xuất sản phẩm. Xây dựng hệ thống quản lý, thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng như sau: HACCP, SQC, HALAL, GAP, BRC, GMP, SSOP, ISO 9001:2000.

Công ty nên đẩy mạnh liên kết với các đơn vị mới ra đời về hoạt động tư vấn, gia công,… vừa giúp Công ty đáp ứng nhanh nhu cầu tiêu thụ ở các địa bàn xa, vừa hạn chế được sức ép cạnh tranh, vừa giúp Công ty tận dụng tốt hơn nguồn lực của mình.

Đồng thời, Công ty cũng phải đẩy mạnh liên kết với các thị trường mới này. Chẳng hạn, quảng bá thông tin sản phẩm đến khách hàng bản địa thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước; tham gia các hội chợ, triễn lãm, hội thảo doanh nghiệp,…

Tranh thủ thiết lập quan hệ trực tiếp với các khách hàng đã từng mua hàng của công ty thông qua các công ty môi giới thương mại, xây dựng quan hệ tốt với đội ngũ thu mua, tìm kiếm nguồn hàng của các công ty nhập khẩu thủy sản có văn phòng tại Tp.HCM.

Duy trì sản xuất đồng thời 03 nhóm sản phẩm (nghêu, tôm, cá tra-cá basa); đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, nâng cao tỷ trọng hàng GTGT để khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và các vùng nguyên liệu lân cận.

28 Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho Đầu tư xây dựng các trại nuôi tôm, cá công nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty, củng cố hệ thống đại lý cung cấp nguyên liệu nghêu, tôm và cá tra-cá basa, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Trong chiến lược sản xuất kinh doanh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đặt lên hàng đầu, phải được coi là yếu tố đầu tiên quyết định thành công hay thất bại của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ nhân viên, ngoài những việc đào tạo trực tiếp trong nước đối với công nhân, còn đội ngũ lao động cao cấp có thể gửi đi nước ngoài học tập, nghiên cứu. Xu hướng này tạo cho nhân viên, các cấp lãnh đạo những trình độ khoa học công nghệ từ nước ngoài, được học hỏi kỹ năng kinh nghiệm phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Và để chiến lược này tăng tính hiệu quả thì một kế hoạch Marketing luôn phải được kèm theo. Công ty nên tăng cường các hoạt động Marketing để củng cố thêm uy tín và niềm tin trong lòng khách hàng tại các thị trường này. Chẳng hạn, tham dự các hội chợ thủy sản quốc tế hàng năm: Vietfish- Việt Nam, Brussel- Bỉ, Boston- Hoa Kỳ, Polfish- Ba Lan, Conxema- Tây Ban Nha,….; Tổ chức tiếp thị qua mạng Internet, tìm kiếm khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu của khách hàng và Thương vụ Việt Nam tại các nước; Thực hiện nhiều hình thức tiếp thị ra nước ngoài như duy trì và phát triển website http://aquatexbentre.com, thực hiện các hình ảnh, CD quảng cáo, catalogue, chuyên nghiệp hóa các khâu báo giá chào hàng.

29

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre giai đoạn 2016 2020 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)