Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm các loại sau:
Chi phí Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ.
Chi phí nhân viên.
Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Các khoản chi phí về nguyên vật liệu và chi phí nhân viên được tập hợp tương tự như hai loại chi phí trên, kế toán sẽ lấy số liệu từ hai bảng phân bổ lương và nguyên vật liệu đã được chi tiết cho từng bộ phận sản xuất.
Về chi phí khấu hao tài sản cố định, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian sử dụng. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà kế toán có thể khấu hao nhanh hay chậm theo khung được quy định chung và thống nhất cho 3 năm
liền. Số liệu về chi phí khấu hao được tập hợp từ “Bảng tính và phân bổ khấu hao” do kế toán phần hành tài sản cố định lập.
Công tác tính giá tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội có một nét đặc thù là trên thực tế, Công ty không theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất. Thiệt hại này thường phát sinh khi ngừng sản xuất hoặc có sản phẩm hỏng:
- Với thiệt hại sản phẩm hỏng: Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ định sẵn. Qua mỗi khâu đều có sự kiểm tra, kiểm soát của những người có trách nhiệm riêng. Chính vì vậy nên Công ty thường có mức sản phẩm hỏng rất ít, nằm trong % kỹ thuật cho phép.
- Thiệt hại về ngừng sản xuất ở Công ty thường xảy ra do nguyên nhân khách quan, chủ yếu là do mất điện. Trên thực tế, Công ty luôn được chi nhánh điện báo trước thời gian mất nên sẽ tổ chức cho công nhân làm bù cho số ngày ngừng sản xuất.
Quy trình tính giá của Công ty có thể được tóm tắt ở sơ đồ sau:
Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ Bảng kê số 6 NKCT số1,2… Bảng kê số 4,5 NKCT số 7 Sổ cái các TK chi phí
Báo cáo tài chính
Sơ đồ: Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
4.Kế toán tiền lương, bảo hiểm.
Quỹ lương của Công ty được xây dựng dựa trên cơ sở đơn giá tiền lương Tổng Công ty hoá chất Việt Nam giao cùng với thực hiện các chỉ tiêu như tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận phát sinh. Trong tổng quỹ lương thì tiền lương chi trả cho cách bộ công nhân viên chiếm 76%, tiền thưởng chiếm 12%, quỹ dự phòng chiếm 12%.
Hiện nay Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội áp dụng hai hình thức trả lương: - Lương sản phẩm với công nhân trực tiếp sản xuất.
- Lương thời gian với công nhân sản xuất phụ, nhân viên gián tiếp khác. Lương thời gian được xác định dựa trên lương cơ bản và thời gian làm việc thực tế của người lao động. Dựa trên bảng chấm công do trưởng bộ phận lập, phòng tổ chức lao động tiền lương tính lương cho từng lao động.
Hình thức lương sản phẩm áp dụng là lương sản phẩm tập thể tính cho toàn bộ lao động đã hoàn thành sản phẩm dựa trên đơn giá lương và sản lượng sản phẩm hoàn thành. Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật (phòng KCS kiểm tra kí nhận), phòng lao động tiền lương lập bảng tính tổng lương sản phẩm cho từng phân xưởng. Sau đó, căn cứ vào bảng chấm công do quản đốc phân xưởng theo dõi và quy chế chia lương trong đơn vị (gắn với bậc thợ, hệ số lương, số công thực tế), phòng tổ chức lao động tiền lương tính lương cho từng lao động. Ngoài phần lương cơ bản, hàng tháng người lao động còn nhận một khoản điều tiết thu nhập (nếu quỹ lương chi trả trực tiếp cho người lao động của Công ty lớn hơn quỹ lương cơ bản), các khoản phụ cấp độc hại, ăn ca, các khoản tiền thưởng... theo quy chế của Công ty.
Dựa trên các chứng từ phòng tổ chức lao động tiền lương gửi lên, kế toán lương lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận có kí duyệt của kế toán trưởng và giám đốc làm cơ sở chi trả lương cho người lao động. Đồng thời kế toán lương cũng thanh toán vào bảng thanh toán lương vào sổ chi tiết tiền lương rồi tổng hợp lai, lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội (bảng phân bổ số 1). Sau đó dựa trên bảng phân bổ này, kế toán tổng hợp sẽ vào các bảng kê 4,5 tập hợp chi phí rồi vào nhật kí chứng từ 7, vào sổ cái tài khoản 334, 338 lên các báo cáo tài chính. Bảng thanh toán lương cũng là cơ sở để kế toán thanh toán lập phiếu chi và phát lương
cho người lao động. Tất cả các chứng từ lương và bảo hiểm xã hội đều được lưu giữ ở phòng kế toán.
Công ty Sơn Hà Nội trích các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo đúng chế độ. Hàng tháng, Công ty nộp toàn bộ tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động ở cơ quan bảo hiểm xã hội. Sau đó, kế toán tập hợp các chứng từ bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán cho người lao động.
Sơ đồ hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội của Công ty có thể được khái quát như sau:
Các sổ sách, chứng từ Công ty sử dụng theo đúng mẫu quy định. Tuy nhiên, trên bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội kế toán không ghi chi tiết lương, phụ cấp mà chỉ ghi số tổng cộng. Do đó, ta không biết được chính xác tiền lương chính
Báo cáo tài chính NKCT 1, 2 Sổ cái TK 334, 335, 338 Chứng từ gốc về lao động, tiền lương và Sổ chi tiết lương Bảng phân bổ số 1 Bảng kê 4, 5, 6 Nhật ký chứng từ 7 NKCT 10
Sơ đồ: Trình tự hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên là bao nhiêu nên cũng không thấy được sự chính xác trong việc trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế khi sử dụng bảng phân bổ số 1 của Công ty. Để quản lí tốt hơn, kế toán cần ghi đầy đủ các cột trong bảng phân bổ số 1.
Nhìn chung, Công ty đã quản lí tốt quỹ tiền lương, đảm bảo chi quỹ lương theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lí đã được Tổng Công ty hoá chất Việt Nam phê duyệt. Chứng từ và sổ sách sử dụng, phương pháp hạch toán được kế toán thực hiện đúng chế độ.
5.Kế toán tài sản cố định.
TSCĐ là những tư liệu lao động quan trọng, có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội TSCĐ rất đa dạng và thường xuyên biến động. Điều đó đòi hỏi kế toán phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ, hạch toán đầy đủ các trường hợp tăng giảm và tính khấu hao TSCĐ.
Các chứng từ gốc phản ánh các nghiệp vụ về tăng giảm tài sản cố định Công ty lập bao gồm các biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định. Căn cứ vào các chứng từ nguồn như hoá đơn, bản sao các tài liệu kĩ thuật ... ban giao nhận TSCĐ lập Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ/BB). Khi có quyết định về thanh lí, nhượng bán TSCĐ, kế toán ngừng tính khấu hao TSCĐ và khi thanh lí tài sản thì ban thanh lí sẽ lập Biên bản thanh lí TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ/BB). Trong năm, các chứng từ do kế toán TSCĐ bảo quản, đồng thời mỗi phân xưởng, phòng ban đều có một bản sao các chứng từ về TSCĐ do bộ phận mình sử dụng.
Quy trình luân chuyển chứng từ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ
Nghiệp vụ TSCĐ Bảo quản lưu trữ Chủ sở hữu Hội đồng giao Kế toán TSCĐ Quyết Lập các Ghi
Trong những năm gần đây, các trường hợp tăng TSCĐ chủ yếu là do Công ty mua ngoài bằng quỹ đầu tư phát triển, còn các trường hợp giảm TSCĐ chủ yếu là do thanh lí, nhượng bán. Công ty không góp vốn liên doanh hay cầm cố bằng TSCĐ... Trong hạch toán chi tiết, căn cứ vào hồ sơ TSCĐ (các chứng từ gốc, các hoá đơn, giấy vận chuyển...) kế toán mở thẻ TSCĐ theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ (mẫu số 02- TSCĐ/BB) rồi vào sổ chi tiết TSCĐ. Mẫu sổ chi tiết TSCĐ của Công ty được lập theo đúng mẫu quy định của chế độ.
Trong hạch toán tổng hợp, hạch toán tăng tài sản cố định được theo dõi trên các nhật ký chứng từ có liên quan như nhật ký chứng từ 1,2... Khi mua ngoài, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào các nhật ký chứng từ 1,2,4,5 đồng thời phản ánh nguồn hình thành TSCĐ trên nhật ký chứng từ 10. Trong trường hợp nguyên giá TSCĐ tăng do có quyết định đánh giá lại TSCĐ, kế toán phản ánh trên nhật ký chứng từ 10. Còn hạch toán giảm TSCĐ được theo dõi trên nhật ký chứng từ 9. Khi thanh lí, nhượng bán TSCĐ, căn cứ vào Biên bản thanh lí TSCĐ, kế toán định khoản trên nhật ký chứng từ 9.
Về khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều). Khấu hao tài sản cố định được xác định theo quyết định số 166/1999/QĐ- BTC của bộ trưởng bộ tài chính về chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Hàng tháng, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao để ghi vào bảng kê 4, 5 từ đó tổng hợp vào nhật ký chứng từ 7. Đầu năm, kế toán cũng lập bảng khấu hao kế hoạch để làm cơ sở tính giá thành kế hoạch cho các sản phẩm . Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ, bảng phân NKCT 1,2,4,5, NKCT 9 Bảng kê 4,5 Sổ chi tiết tài Bảng tổng NKCT 7
Việc tổ chức hạch toán tài sản cố định ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã được thực hiện tốt, phản ánh chính xác kịp thời số lượng giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm, tình hình sử dụng, hao mòn tài sản cố định, góp phần quản lí và sử dụng hợp lí tài sản, phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư để trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định.
Phần IV: Công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
Phân tích hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh doanh nhằm nghiên cứu kết quả hoạt động của Công ty. Nó có mối quan hệ mật thiết với công tác quản lý kinh tế trong Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, nó là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Công ty, bởi để quản lý tốt cần phải có những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cả quá khứ, hiện tại và tương lai về tình hình quản lý.
Hàng năm khi lập báo cáo tài chính, kế toán trưởng cùng giám đốc Công ty tiến hành phân tích hoạt động kinh tế của Công ty, việc phân tích này sẽ giúp giám đốc xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả, các nhân tố chủ quan và khách quan, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua. Từ đó phát huy các điểm mạnh, hạn chế mặt còn yếu kém, lên kế hoạch điều chỉnh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cho phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả.
Để biết khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm 2001 và 2002:
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh
Số tiền Tỷ lệ 1.Tổng doanh thu 126.152.271.14 2 179.012.381.41 5 52.860.110.27 3 41.9 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0