Có nhiều cách phân loại dạng sống thực vật, theo C. Raunkiaer (1904) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [26] và Võ Văn Chi, 2012 [10], dạng sống của các cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát được phân chia thành cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi, thân thảo, dây leo, cây thủy sinh và phụ sinh (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát
STT DẠNG SỐNG SỐ LOÀI TỶ LỆ % 1 Cây gỗ nhỏ (GN) 116 26,79 2 Thân thảo (C) 97 22,40 3 Cây bụi (B) 85 19,63 4 Dây leo (DL) 74 17,09 5 Cây gỗ lớn (GL) 38 8,78 6 Thủy sinh (TS) 12 2,77 7 Phụ sinh (PS) 11 2,54
26,79 22,40 19,63 17,09 8,78 2,77 2,54 Cây gỗ nhỏ (GN) Thân thảo (C) Cây bụi (B) Dây leo (DL) Cây gỗ lớn (GL) Thủy sinh (TS) Phụ sinh (PS)
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.3, dạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất vùng nghiên cứu là cây gỗ nhỏ với 116 loài (chiếm 26,79%). Cây gỗ nhỏ có giá trị làm thuốc chiếm số lượng nhiều nằm trong các họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Xoài (Anacardiaceae), Bứa (Clusiaceae), Cam (Rutaceae).
Cây thân thảo làm thuốc có 97 loài (chiếm 22,40%), thường phân bố dọc theo sông, suối trên các trảng cỏ như Trảng Đất đen, Trảng Tà Nốt, Trảng Đầu bò – Trảng Miên… Với số lượng cá thể của một loài rất lớn cùng tập trung trên một khu vực như trảng Đưng (Scleria levis Retz.), trảng Nhân trần (Adenosma bracteosum
Bonati), trảng Năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.)… Họ có nhiều loài cây thân thảo làm thuốc phải kể đến đó là: họ Hòa thảo (Poaceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cói (Cyperaceae).
Cây bụi có giá trị có làm thuốc với 85 loài (chiếm 19,63%), tập trung chủ yếu ở các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cau (Arecaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) thường phân bố trong các sinh cảnh rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Power) hoặc ở nơi chuyển tiếp giữa các trảng với các khu rừng kín thường xanh chủ yếu là những loài như Bồ an (Colona auriculata (H. Baill.) Craib), Hồng sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), Mao quả đài to (Dasymaschalon macrocalyx Fin. & Gagnep.), Luân thùy
Cambôt (Spirolobium cambodianumH.Baill.) và hầu hết những loài thuộc chi Mua (Melastoma).
Cây thuốc là dây leo với 74 loài (chiếm 17,09%). Dây leo nhỏ thường xuất hiện ở bìa rừng, dọc lối đi, bám vào cây bụi, cây gỗ nhỏ như loài Bòng bong leo (Lygodium scandens (L.) Sw.), Cóc kèn (Derris trifolia Lour.), Dây mỏ quạ (Dischidia major (Wall.) Merr.), Chè lông (Aganosma acuminata (Roxb) G.Don)… Leo bám theo các cây gỗ lớn của rừng kín thường xanh, vươn lên cao vút trên ngọn cây chiếm tầng vượt tán đó là những loài dây leo có kích thước lớn như Sóng rắn (Albizia lebbeckoides (A.P.DC.) Benth.), Chuối con chông (Uvaria grandiflora
Roxb.), Dây chiều (Tetracera scandens (L.) Merr.), Cổ rùa (Butea superba Roxb.), Vác (Ampelocissus martini Pl. in D.C.)… Dây leo có giá trị làm thuốc chiếm số lượng lớn trong các họ như họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Na (Annonaceae) và họ Đậu (Fabaceae).
Cây gỗ lớn làm thuốc có 38 loài (chiếm 8,78%), tập trung chủ yếu trong các họ như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae). Những cây thuốc có thân gỗ phân bố ở các kiểu sinh cảnh rừng kín thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa thuộc cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp với những Quần hợp Dầu, Quần hợp Dầu – Cây họ Đậu, Quần hợp Bằng lăng – Cầy – Cám, Quần hợp Dầu – Vên vên – Cầy – Cám hay nằm rải rác trong sinh cảnh rừng thưa nửa rụng lá (Rừng Khộp) với Quần hợp Dầu lông – Dầu trà beng – Vên vên – Tràm [2].
Với 12 loài (chiếm 2,77%) là những loài cây thủy sinh, thường được sử dụng làm thuốc phổ biến như Súng trắng (Nymphaea pubescens L.) họ Súng (Nymphaeaceae), Bèo cám (Lemna minor L.) họ Bèo tấm (Lemnaceae), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.) thuộc họ Bèo ong (Salviniaceae).
Thấp nhất là dạng sống phụ sinh với 11 loài (chiếm 2,54%), chúng thường sống trên cao, nơi khó thu hái nhưng vẫn được sử dụng, điển hình như những loài thuộc họ Ráng đa túc (Polypodiaceae) như Cốt toái bổ (Drynaria bonii C. Christ) và
họ Tầm gửi (Loranthaceae) như Tầm gửi cây hồi (Macrosolen cochinchinensis
Lour.), Mộc vệ sét (Taxillus ferrugineus (Jack) Ban).