Ở phần trước ta đã cân bằng sơ bộ công suất trong hệ thống, nhưng công suất đó chưa chính xác vì chưa xét đến tổn thất công suất trên đường dây và trong máy biến áp cũng như công suất phản kháng do dung dẫn của đường dây sinh ra.
Ở đây ta tính chính xác công suất truyền tải trên mỗi đoạn đường dây, xác định phân bố chính xác công suất trong các chế độ ( chế độ cực đại, cực tiểu, chế độ sự cố). Nhưng trước tiên cần tính trường hợp phụ tải cực đại để kiểm tra ngay sự cân bằng chính xác công suất phản kháng trong toàn mạng xem có phải bù cưỡng bức không. Nếu phải bù thì mới tính toán phân bố thiết bị bù cưỡng bức, vì chưa biết điện áp tại các nút nên trong quá trình tính toán ta sử dụng điện áp định mức của mạng điện là 110 kV.
Các công thức được sử dụng trong quá trình tính toán: Tổn thất công suất trên đường dây:
Sd = 2 dm 2 2 U Q P (Rd + jXd) Trong đó:
P : Công suất tác dụng trên đường dây.
Q: Công suất phản kháng chạy trên đường dây. Rd:Điện trở của đường dây.
Xd: Điện kháng của đường dây.
Uđm: Điện áp định mức của mạng điện Tổn thất công suất trong trạm BA:
SB = 1. 2 ( ) 2 2 b b dm jX R U Q P n S0 = n(P0+Q0)
với n: số máy biến áp trong trạm. Công suất phản kháng do dung dẫn của đường dây sinh ra là:
GVHD: TS Nguyễn Văn Điệp 56 SV: Lê Anh Toản
QC = 0 . . 2 2 lUdm
b
Trong đó:
b0 : điện dẫn phản kháng đơn vị tính cho 1km đường dây. l : Chiều dài dây dẫn (km)
Vì trong chế độ cực tiểu các phụ tải luôn được cung cấp đủ công suất nên ở đây ta không tính toán ở chế độ này.
6.2.Tính cân bằng chính xác chế độ max