Sự cần thiết trong việc điều hành cơ chế tỷ giá hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Chính sách tỷ giá hối đoái với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 32 - 34)

III. Chính sách tỷ giá hợp lý, cần thiết để phát triển nền kinh tế Việt Nam

1. Sự cần thiết trong việc điều hành cơ chế tỷ giá hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay

hình kinh tế hiện nay

Lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cho mỗi nước tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế về phát triển kinh tế xã hội của nước đó. Điều hành chế độ tỷ giá hối đoái được coi là việc đòi hỏi phải rất linh hoạt và chiến thuật. Một quốc gia có thể thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong một vài năm sau đó có thể thả lỏng ròi trở lại cố định hay bán thả nổi.

Năm 2004 đã đi qua, đánh dấu một năm đầy biến động với nhiều sự kiện kinh tế, tiền tệ, chính trị, thiên tai trong và ngoài nước. Tác động tự những bất ổn ở khu vực trung đông kéo theo giá xăng dầu leo thang, nền kinh tế Mỹ chưa thoát ra khỏi khó khăn và nhà trắng vẫ tình lại nguời chủ cũ khiến giá vàng và ngoại tệ biến động khó lường. Trong nước dịch cúm gia cầm, SARS, hạn hán gây khó khăn cho nền kinh tế nước ta làm giá cả tăng mạnh…đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và công tác điều hành chính sách vĩ mô. Trong bối cảnh có nhiều yếu tố bất thường đó, chính sách tỷ giá vừa chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ những rủi ro nói trên, nhưng đồng thời cũng có nhiệm vụ cùng với các chính sách khác góp phần hạn chế và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đó đảm bảo ổn định vĩ mô, phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà nước đã đặt ra. Vì thế, đảm bảo được ổn định tỷ giá và đáp ứng đầy đủ, kịp thời ngoại tệ cho nền kinh tế là một thành tích rất đáng tự hào của ngành ngân hàng trong năm vừa qua.

Nhờ xác định rõ sự gia tăng của giá cả trong nước chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan như trên , quyết định không sử dụng các giải pháp thắt chặt tiền tệ nhưng phát ra các tín hiệu để tạo lập lòng tin trên thị trường về sự ổn định tương đối của tỷ giá là một quyết sách rất phù hợp, nhưng cũng không kém phần khó khăn. Thắt chặt tiền tệ không giúp khống chế được những nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng giá cả mà ngược lại còn ảnh hưởng xấu đến đà tăng trưởng kinh tế, tạo

công ăn việc làm và ổn định xã hội – mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra ảnh hưởng tiêu cực của các giải pháp thắt chặt tiền tệ còn có thế tạo ra những hiệu ứng kéo dài cho các năm về sau. Việc chậm lại lộ trình thúc đẩy một cơ chế tỷ giá thị trường linh hoạt hơn để ổn định tỷ giá nhằm giảm thiểu sức ép tăng chi phí nhập khẩu và chuyển đổi tài sản từ nội tế sang ngoại tệ là một đánh đổi tối ưu. Điều này càng cho thấy việc điều hành cơ chế tỷ giá sao cho hiệu quả, hợp lý với tình hình phát triển kinh tế là vô cùng cần thiết.

Thực tế diễn biến trên thị trường ngoại hối năm 2004 cho thấy mọi nhu cầu ngoại tệ, đặc biệt là các nhu cầu ngoại tệ đáp ứng cho thanh toán nhập khẩu và các mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế vân được đáp ứng đầy đủ trong bối cảnh giá vàng quốc tê, giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh, chỉ số giá và thâm hụt cán cân vãng lai của nước ta vẫn ở mức cao đã minh chứng cho sự cố gắng rất lớn của ngành ngân hàng trong việc duy trì ổn định chung. Cho dù sự mất giá liên tục của USD trên thị trường quốc tế trong năm có thể được đánh giá là một yếu tố tạo thêm thuận lợi cho việc ổn đinh tỷ giá USD/VND, thì những sức ép từ cầu ngoại tệ trên thị trường do giá trị đối nội của đồng Việt Nam có phần suy yếu vẫn luôn đòi hỏi ngân hàng nhà nước phải cực kỳ linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ để bình ổn thị trường ngoại hối. Thực tế là tỷ giá giao dịch luôn gây sức ép lên mức trần tối đa, trạng tháy ngoại tệ của nhiều ngân hàng thương mại liên tục trong tình trạng âm, một số thời điểm ít nhiều gặp khó khăn trong việc cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Nhờ kết hợp giữa điều hành linh hoạt tỷ giá hối đoái trong phạm vi cho phép, can thiệp đúng lúc, đúng đối tượng trong cơ chế kiểm soát trạng thái ngoại tệ chặt chẽ, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được duy trì trong khi hầu hết các nhu cầu ngoại tệ vẫn được đáp ứng, chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế vẫn được thông suốt, không bị ách tắc, tâm lý thị trường kể cả thị trường chơ đen không có biến động gây xáo trộn, bất ổn.

Tỷ giá thực sự đã trở thành một “neo danh nghĩa” quan trọng để hỗ trợ tìm kiếm tốc độ tăng giá. Quan trọng hơn “neo danh nghĩa này” được vận hành hợp lý trong một cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết và đang được thực hiện. Thành công này có được nhờ khả năng điều tiết tốt và có thực lực của ngân hàng nhà nước thông qua nguồn dự trữ ngoại hối, kết hợp với việc đảm bảo một cơ chế can thiệp, cung ứng đầy

đủ, kịp thời từ ngân hàng nhà nước đến hệ thống ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Hướng tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tôn trọng và phản ánh sát thực quan hệ cung cầu của thị trường vẫn là định hướng mà ngành ngân hàng đi tới. Bên cạnh việc vận dụng một cách linh hoạt cơ chế can thiệp để duy trì ổn định tỷ giá, các biện pháp hỗ trợ như tăng cường công tác quản lý ngoại hối, mở rộng các hạn chế và cho phép đa dạng hoá các công cụ giao dịch, công cụ phòng ngừa rủi ro… đã và đang từng bước tạo điều kiện để xây dựng một thị trường hối đoái cạnh tranh lành mạnh, giảm những “hạn chế bóp méo” đối với cung - cầu ngoại tệ, mở đường cho các kỳ vọng hợp lý được bộc lộ và quyết đinh mức giá trên thị trường. Trong năm qua, việc đa dạng hoá các loại hình giao dịch và mở rộng những hạn chế đối với các giao dịch này như xoá bỏ quy định biên độ hành chính đối với giao dịch kỳ hạn, và cho phép giảm bớt các quy định về chứng từ…đối với các giao dịch hoán đổi, triển khai thí điểm và đưa vào áp dụng rộng rãi giao dịch quyền chọn đã thực sự mở đường thông thoáng hơn cho các dòng chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế. Cũng nhờ đó các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp hàng xuất khẩu có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá, lãi suất trên cơ sở nhu cầu ngoại tệ và các kỳ vọng của riêng mình. Những diễn biến phản hồi từ thị trường kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tạo thêm những kênh tín hiệu mới về quan hệ cung cầu, về yếu tố tâm lý và kỳ vọng trong tương lai, giúp cho ngân hàng nhà nước đánh giá sát thực hơn để chuẩn bị tốt cho công tác điều hành tỷ giá.

Trong bối cảnh nước ta hiện nay: kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường hối đoái mới hường tới hoàn thiện, thị trường nội tệ chưa thực sự phát triển, thị trường chứng khoán đang ở trong giai đoạn đầu vì thế việc điều hành tỷ giá là rất cần thiết. Điều hành tỷ giá phải gắn liền với biện pháp can thiệp của chính phủ, không thể dựa hết vào quy luật thị trường hay sử dụng biện pháp hành chính. Điều hành tỷ giá phải thận trọng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Chính sách tỷ giá hối đoái với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam ppt (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)