Tình hình tổ chức và huy động VKD của công ty dệt Minh Khai:

Một phần của tài liệu Vốn Kinh Doanh Và Những Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh (Trang 41 - 48)

2. Sản xuất kinh doanh: Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty :

2.2: Tình hình tổ chức và huy động VKD của công ty dệt Minh Khai:

Công ty Dệt Minh Khai là một đơn vị lớn của ngành công nghiệp Hà Nội với hình thức sở hữu vốn: Nhà nước. Từ khi thành lập cho đến nay VKD của công ty tại thời điểm 31/12/2000 đã lên tới 46.415.321.826đ cao hơn rất nhiều so với số vốn ban đầu. Điều này có thể thấy rằng vốn sản xuất kinh doanh của công ty không những được bảo toàn mà còn gia tăng với mức độ tương đối lớn. Để hiểu rõ hơn tình hình tổ chức và huy động vốn của công ty, ta đi vào xem xét cơ cấu nguồn VKD của công ty qua 2 năm 1999, 2000.

2.2.1. Sản xuất kinh doanh: Tình hình VKD và nguồn hình thành VKD năm 1999:

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/1999 ta có biểu sau:

Biểu 01: Cơ cấu VKD và nguồn VKD năm 1999

Tài sản

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

(1) (2) (3) (4=3-2) VKD 32.630.318.837 36.230.702.624 +3.600.383.787 A-TSLĐ B-TSCĐ -Nguyên giá -Số hao mòn luỹ kế 14.586.008.149 18.044.310.688 39.680.925.279 (21.636.614.591) 19.697.936.289 16.532.766.335 40.338.184.153 (23.805.417.818) +5.111.928.140 -1.511.544.353 +657.258.874 (+2.168.803.227) Nguồn VKD 32.630.318.837 36.230.702.624 +3.600.383.787 A-Nợ phải trả -Nợ ngắn hạn -Nợ dài hạn B-Nguồn Vốn CSH 17.461.012.936 12.442.759.427 5.018.253.449 15.169.305.901 20.558.100.289 16.705.124.393 3.852.975.896 15.672.602.335 +3.097.087.353 +4.262.364.966 -1.165.277.553 +503.296.434

Qua kết quả tính toán ở biểu trên ta có thể thấy năm 1999 VKD của công ty

có sự biến động cả về qui mô và cơ cấu.

- Về qui mô VKD: cuối năm 1999 so với đầu năm 1999 tăng 3.600.383.787đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,11%.Trong đó :

- VCĐ: đầu năm là 18.044.310.688đ, cuối năm giảm còn 16.532.766.335đ, số giảm là 1.511.544.353.đ tỷ lệ giảm 0,84%.

- VLĐ: đầu năm 14.586.008.149đ, cuối năm 19.697.936.289đ, số tăng là 5.111.928.140.đ, tỷ lệ tăng 0,35%.

Như vậy: so cuối năm với đầu năm thì VCĐ giảm, VLĐ lại tăng với qui mô lớn. Số tăng qui mô VLĐ là do các khoản vốn như: vốn bằng tiền, vốn dự trữ sản xuất, vốn trong thanh toán đều tăng. Sự gia tăng đó đã đẩy qui mô VKD tăng

lên nhiều hơn, đồng thời cũng kéo theo sự thay đổi cơ cấu VKD của công ty, cụ thể là:

Tại thời điểm 31/12/1998: VLĐ chỉ chiếm tỷ trọng 44,7% trong tổng số VKD của công ty, còn VCĐ chiếm 55,3% tổng vốn. Điều này cho thấy mức đầu tư vào VCĐ trong năm 1998 cao hơn mức đầu tư vào VLĐ, nhưng đây là điều hợp lý và thấy được rằng công ty có sự trang bị TSCĐ, đồng thời khoảng cách giữa 2 khoản vốn này không chênh lệch nhiều.

- Đến cuối năm 1999: Với sự đầu tư lớn tập trung vào sản xuất để hoàn thành những đơn đặt hàng ở trong nước và xuất khẩu ra bên ngoài với qui mô lớn nên cơ cấu VKD của công ty có chiều hướng ngược lại: Tỷ trọng VLĐ tăng lên mức 54,5%, tỷ trọng VCĐ giảm xuống 45,6%: Phải nhận thấy rằng đây là một sự cố gắng lớn của công ty nhằm cân đối cơ cấu VKD. Song công ty chưa phát huy được khả năng mở rộng qui mô sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ.

Xét về nguồn hình thành VKD ta thấy: qui mô VKD tăng thêm trong năm 1999 của công ty có nguồn gốc từ :

- Tăng nguồn vốn CSH: .503.296.434đ - Tăng nợ ngắn hạn: 4.262.364.966đ - Giảm nợ dài hạn: 1.165.277.553đ

Như vậy: qui mô VKD tăng lên chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn. Đối chiếu với số tăng VLĐ (5.111.928.140) có thể thấy đây là nguồn tài trợ để đầu tư tăng TSLĐ trong năm. Trong khi nợ ngắn hạn tăng với qui mô khá lớn thì nợ dài hạn của công ty lại giảm xuống. Nhưng vì mức giảm nợ dài hạn nhỏ hơn so với mức tăng nợ ngắn hạn nên tổng nợ phải trả vẫn tăng (3.097.087.353). Tỷ trọng nợ phải trả trọng tổng nguồn vốn bị đẩy lên tới 56,7%, tăng 3,2% so với đầu năm.

Nợ ngắn hạn của công ty tăng khá lớn cả về số tuyệt đối và tương đối cũng kéo theo nguồn vốn tạm thời của công ty tăng theo. Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời cuối năm đạt 81,3% tăng 10% so với đầu năm. Đối chiếu với cơ cấu VKD, ta có thể rút ra nhận xét: mô hình tài trợ VKD của công ty tương đối hợp lý, phù hợp với thời gian sử dụng vốn, trong đó TSLĐ được đầu tư một cách kịp thời bằng nguồn vốn nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó số nợ dài hạn để đầu tư mua sắm TSCĐ lại giảm nên cũng đã ảnh hưởng đến sự tài trợ cho nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết.

Nợ ngắn hạn: 16.705.124.393đ Nguồn vốn tạm thời TSLĐ

Nợ dài hạn: 3.852.975.896đ

TSCĐ Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn CSH: 15.672.602.335đ

2.2.2: Tình hình VKD và nguồn hình thành VKD của công ty năm 2000:

Bước sang năm 2000, qui mô VKD của công ty cũng tăng lên , nhưng mức tăng và tốc độ tăng lớn hơn so với năm 1999, cả 2 loại vốn đều tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối, được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 02: Cơ cấu VKD và nguồn VKD năm 2000

Tài sản

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

(1) (2) (3) (4=3-2) VKD 36.230.702.624 46.415.321.826 +10.184.619.202 A-TSLĐ B-TSCĐ -Nguyên giá -Số hao mòn luỹ kế 19.697.936.289 16.532.766.335 40.338.184.153 (23.805.417.818) 21.879.220.934 24.536.100.892 50.810.473.811 (26.274.372.919) +2181.284.645 +8.003.334.557 +10.472.289.658 (+2.468.955.101)

Nguồn VKD 36.230.702.624 46.415.321.826 +10.184.619.202 A-Nợ phải trả -Nợ ngắn hạn -Nợ dài hạn B-N.Vốn CSH 20.558.100.289 16.705.124.393 3.852.975.896 15.672.602.335 29.736.635.741 19.253.505.788 10.483.129.953 16.678.686.085 +9.178.535.452 +2.548.381.395 +6.630.154.057 +1.006.083.750

- Tại thời điểm 31/12/200:Tổng số VKD của công ty là : 46.415.321.826 đ, tăng +10.184.619.202đ so với đầu năm, tỷ lệ tăng tương ứng: 28,1%.

Trong đó:

+ VCĐ: 24.536.100.892đ, tăng 8.003.334.557đ, kéo tỷ trọng VCĐ tăng lên là 52,8%- tăng 7,2% so với đầu năm.

+ VLĐ: 21.879.220.934đ, tăng 2181.284.645đ về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng 47,2%- giảm 7,2%.

Xem xét sự biến động của nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế ta thấy: VCĐ tăng với mức độ lớn do công ty đầu tư mua sắm TSCĐ với số tiền chênh lệch về nguyên giá TSCĐ tăng lên: 10.472.289.658đ, trong khi đó số trích khấu hao trong năm chỉ tăng: 2.468.955.101đ, cho nên với số trích khấu hao nhỏ hơn nguyên giá TSCĐ vậy VCĐ vẫn tăng. Còn nguyên nhân gia tăng VLĐ sẽ xem xét ở phần sau.

Xem xét sự biến động của nguồn vốn có thể thấy: Trong năm 2000 tổng nguồn vốn của công ty tăng một lượng bằng 10.184.619.202đ.

Trong đó :

- Nợ phải trả tăng: 9.178.535.452đ

- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng: 1.006.083.750đ

Nợ phải trả đã gia tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 1999, nợ phải trả tăng vọt cả về tuyệt đối (3.097.087.353) và số tương đối (tỷ trọng tăng 3,2%). Năm 2000, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhưng mức tăng nợ phải trả đã vượt cao so với mức tăng nguồn vốn chủ sỡ hữu nên tỷ trọng được đẩy lên chiếm(64%) làm cho tỷ trọng nguồn vố chủ sở hữu giảm xuống còn (36%).

Để có thể kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty, từ biểu 01 và02 có thể tính toán một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính theo công thức sau:

Tổng nợ phải trả Hệ số nợ =

Nợ dài hạn Hệ số nợ dài hạn =

Nguồn vốn CSH + Nợ dài hạn

Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu =

(tỷ suất tự tài trợ) Tổng nguồn vốn

Từ công thức trên, thay số liệu tương ứng vào tính ta có kết quả tính toán và lập được biểu số liệu sau:

Biểu 03: Các hệ số về cơ cấu tài chính năm 1999- 2000

Năm

Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000

1.Hệ số nợ 0,5351 0,5674 0,6407

2.Hệ số nợ dài hạn 0,2486 0,1973 0,386

3.Hệ số tự tài trợ 0,4649 0,4326 0,3593

Các hệ số nợ của công ty dã có chiều hướng gia tăng. Năm 1999, hệ số nợ tăng một cách tương đối. Nếu cuối năm 1998 trong 1 đồng sử dụng vốn vào SXKD có 0,5353đ. Vốn vay nợ thì đến cuối năm 1999 con số này đã nhích lên 0,5674(tăng 0,0323). Năm 2000,hệ số nợ đã gia tăng đáng kể, trong 1 đồng vốn sử dụng vào SXKD đã nhảy vọt lên 0,6407(tăng 0,0733) so với cuối năm 1999, trong tổng tài sản của công ty có tới 64% là do vay nợ chiếm lĩnh. Mức độ đóng góp vào sản xuất của công ty chỉ bằng hơn một nửa so với khoản vay nợ. Trong đó 1 đồng vốn sử dụng vào chỉ có 0,3593đ do bản thân công ty đảm nhiệm. Hệ

số nợ tăng lên trong khi tỷ xuất tự tài trợ lại giảm xuống thể hiện một nền tài chính đang có chiều hướng xấu và độ rủi ro chưa lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiện nay nhà nước không bao cấp về vốn cho doanh nghiệp nhà nước nữa nên tỷ trọng nguồn vốn ngân sách trong tổng nguồn vốn của công ty giảm đi. Trong khi đó công ty đang có chủ trương mở rộng qui mô sản xuất và hiện đại hoá TSCĐ nên đã phải đi vay, cả 2 khoản vay là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng. Nhưng mức tăng của nợ dài hạn nhiều hơn mức tăng của nợ ngắn hạn do công ty đầu tư vào mua sắm trang thiết bị TSCĐ trong năm 2000. Song xét về tình hình kinh doanh thì khoản nợ ngắn hạn vẫn lớn hơn khoản nợ dài hạn, điều này thể hiện công ty chú trọng đổi mới, mở rộng qui mô sản xuất nhưng vẫn tăng cường đầu tư vào TSLĐ. Cả 2 khoản nợ đều tăng đã đẩy hệ số nợ lên cao.

Tóm lại : qua 2 năm 1999-2000, tình hình tổ chức và huy động vốn của công

Một phần của tài liệu Vốn Kinh Doanh Và Những Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w