Cường độ khuấy trộn trong các bể anoxic và anaerobic có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của quá trình khử P sinh học và quá trình denitrate hóa. Nếu các bể này
được khuấy trộn không đầy đủ thì có thể tạo ra sự ngắn mạch (short-circuiting) và giảm hiệu quả, và nếu năng lượng khuấy trộn quá lớn thì dẫn đến sự xáo động mặt nước và cuốn theo oxy.
Cánh khuấy chìm chân vịt và máy khuấy chìm turbine thường được sử dụng
để khuấy trộn trong các bể anoxic và anaerobic. Chúng có khả năng duy trì bùn hoạt tính chuyển động lơ lửng mà tiêu tốn ít năng lượng nhất. Theo WEF năng lượng khuấy trộn cần thiết 4 – 20 W/m3(0,15 – 0,75 hp/1000 ft3) . Số lượng và vị trí lắp
đặt các máy khuấy là quan trọng và chúng ta nên tham khảo tư vấn của hãng sản xuất ra chúng.
So sánh 2 loại thiết bị khuấy thì thấy rằng cánh khuấy chìm chân vịt cần tốc
độ quay và năng lượng khuấy trộn lớn hơn so với máy khuấy chìm turbine. Ngoải ra, cánh khuấy chìm chân vịt hoạt động như cánh quạt, năng lượng khuấy trộn được lan truyền và mở rộng ra xa và như thế dễ xuất hiện vùng chết phía sau, còn máy khuấy chìm turbine làm việc với tốc độ cao sẽ sinh ra xoáy nước và oxy dễ dàng khuyếch tán và nước. Một điểm nữa là chi phí đầu tư cho máy khuấy chìm turbine có thể lớn hơn do cần có cầu treo. Thực tế máy khuấy chìm turbine được khuyến khích hơn. Đối với máy khuấy chìm turbine năng lượng khuấy trộn không nên lớn
hơn 13 W/m3(0,5 hp/ 1000 ft3) và nếu cần thiết sẽ thiết kế các vách ngăn đứng để
dập xoáy nước.
Hình 2. 5. Các kiểu khuấy trộn bể anoxic
Trong trường hợp thiết kế với mỗi bể anoxic/ anaerobic ta chọn 5 máy khuấy chìm turbine cho 5 ngăn và năng lượng khuấy trộn thiết kế 8 W/m3.
Công suất mỗi máy khuấy turbine chìm cho bể anoxic:
= 8. 73,3.5.58 = 660 ~
Công suất mỗi máy khuấy chìm turbine cho bể anaerobic:= 8. 73,3.5.58 = 660 ~
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Vũ Ngọc Thủyđã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành Đồ án chuyên ngành “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư 10000 dân”.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn lớp Kỹ thuật môi trường khóa 53 vì những trao đổi sôi nổi liên quan đến Đồ án chuyên ngành.
Hà Nội, 11/2012
Tài liệu tham khảo
[1] Metcalt & Eddy, Inc. Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. 4th edition. McGraw-Hill. 2003.( Metcalt & Eddy)
[2] Xử lý nước thải giàu hợp chất N và P - Lê Văn Cát 2007.
[3] Giáo trình công nghệ xử lý nước thải –Trần Văn Nhân,Ngô Thị Nga NXBKHKT 2002
[4] BTN&MTVN. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005- Phần tổng quan. Hà Nội. 2005.
[5] WHO. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution.Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. Geneva. 1993.
[6] QCVN 14 : 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. [7] TCVN 7957: 2008 Thoát nước-Mạng lưới và công trình bên ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế
[8] Trịnh Xuân Lai , Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2009.