Bảng 4.9: Kết quả hồi quy phi tuyến với một hạn chéo
Biến Model (1) Model (2) Model (3) Model (4) Model (5) yit-1 0.667*** 0.667*** 0.680*** 0.669*** 0.667*** (16.72) (16.69) (16.99) (16.76) (16.70) INit 0.00658 0.00615 0.0117 0.00671 0.00504 (0.51) (0.47) (0.93) (0.54) (0.40) GDPit 0.182*** 0.181*** 0.0838*** 0.129*** 0.115*** (2.64) (2.70) (2.68) (2.63) (3.55) Git -0.0191 -0.0187 -0.0243 -0.0420 -0.0520 (-0.41) (-0.40) (-0.54) (-0.95) (-1.16) FD1it 0.133 (1.22) FD1it x GDPit -0.0178
(-1.36) FD2it 0.144 (1.33) FD2it x GDPit -0.0186 (-1.43) FD3it 0.00234*** (2.68) FD3it x GDPit - 0.000227*** (-2.66) FD4it 0.0407 (0.66) FD4it x GDPit -0.00590 (-0.81) FD5it 0.0155 (1.32) FD5it x GDPit -0.00169 (-1.45) _cons -0.339 -0.347 0.356* 0.112 0.232 (-0.64) (-0.67) (1.83) (0.32) (1.17) N 414 414 414 414 414
*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Các mô hình tiêu thụ năng lượng đơn giản được đưa ra bởi phương trình (3) tìm thấy một mối tương quan đáng kể giữa các chỉ số phát triển tài chính và GDP thực tế bình quân đầu người.
Bài viết này tiếp tục xem xét một mô hình phi tuyến với hạn chéo của tiêu thụ năng lượng được đưa ra bởi phương trình (4). Các ước tính các tham số của phương trình (4) được báo cáo trong Bảng 4.9.
Theo kết quả hồi quy mô hình ở bảng 4.8, hệ số ước tính về biến trể của tiêu thụ năng lượng là tích cực và đáng kể ở mức ý nghĩa 1%, ngụ ý rằng một sự thay đổi trong tiêu thụ năng lượng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mức tiêu thụ năng lượng trong các năm trước.
Các hệ số ước tính thu nhập tìm thấy là tích cực ở các mô hình với ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Một so sánh các kết quả thực nghiệm ở bảng 4.9 so với bảng 4.8 cho thấy rằng các hệ số ước tính về giá năng lượng, biến trể của tiêu thụ năng lượng, chi tiêu chính phủ khá giống nhau. Cũng như ở bảng 4.8, các hệ số ước tính trên mỗi chỉ số phát triển tài chính gồm tín dụng tư nhân, tín dụng trong nước, vòng quay thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài FDI là không đáng kể ở mức ý nghĩa 10%.
Tuy nhiên, ở bảng 4.9 hệ số ước tính giá trị cổ phiếu được giao dịch tìm thấy một tác động tích cực (0.00234) ở mức ý nghĩa 1% và hệ số gián tiếp của giá trị cổ phiếu được giao dịch và GDP là tiêu cực gián tiếp và có mức ý nghĩa 1%. Đây là kết quả quan trọng trong việc thiết lập rằng phát triển tài chính tác động lên tiêu thụ năng lượng một cách gián tiếp và có ý nghiã thống kê khi phát triển tài chính được đo bằng cách sử dụng biến giá trị cổ phiếu được giao dịch.
Các hệ số chi tiêu chính phủ là âm ở tất cả các mô hình nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Ngoài ra, nếu xem xét các hiệu ứng phi tuyến của phát triển tài chính thu nhập, về tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng một hạn chéo, các hệ số ước lượng của các hạn tương tác là không đáng kể ở mức ý nghĩa 10% trừ hạn chéo của giá trị cổ phiếu được giao dịch có tác động ngược chiều ở mức ý nghĩa 1%. Điều này ngụ
ý rằng trong hồi quy phi tuyến với một hạn chéo, hầu hết các chỉ tiêu phát triển tài chính không thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng mặc dù GDP thực tế bình quân đầu người tăng lên.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã tiến hành thực hiện các phân tích thống kê mô tả, kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến, kiểm định phụ thuộc chéo, kiểm định tính dừng, kiểm định phương sai thay đổi để tìm ra mô hình hồi quy thích hợp để thực hiện hồi quy tuyến tính và phi tuyến với một hạn chéo để đảm bảo kết quả vững và hiệu quả.
Chương 4 đã phân tích kết quả hồi quy của các mô hình. Mặc dù kết quả của tác giả không thể được sử dụng để dự đoán mức tiêu thụ năng lượng trong 10 năm tiếp theo, nhưng kết quả hồi quy từ mô hình tuyến tính và phi tuyến với hạn chéo có thể được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ và tiêu thụ năng lượng. Khi xem xét và hoạch định các chính sách năng lượng và chính sách môi trường nên đưa vào các tác động của phát triển tài chính, chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1 Kết luận
Mặc dù tác dụng của phát triển tài chính về tiêu thụ năng lượng đã được điều tra trước đây, có rất ít nghiên cứu về các mối quan hệ phi tuyến giữa phát triển tài chính, tă trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng.
Thứ nhất, nghiên cứu này sử dụng các thủ tục sau để điều tra những tác động biên của sự phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính phủ tiêu thụ năng lượng: bài viết sử dụng hồi quy tuyến tính và phi tuyến với 1 hạn chéo để để kiểm tra tác động của năm chỉ tiêu đại diện co biến phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ năm 1990 đến 2014 và tổng hợp từ 18 quốc gia Apec-Châu Á Thái Bình Dương
Thứ hai, năng lượng bình quân đầu người tiếp tục tăng khi thu nhập tăng. Điều này có thể được giải thích như sau: tiêu thụ năng lượng tăng với thu nhập (phù hợp với lý thuyết kỳ vọng). Một số lý do có thể là người tiêu dùng ở các nền kinh tế cần chi tiêu ít tiền về năng lượng để có được những tiện ích tương tự như trước với xu hướng nâng cao hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng lên những người tiêu dùng thay vì chọn để duy trì cùng một mức độ tiện ích, thay vào đó họ chọn chi tiêu phần thu nhập tăng thêm cho các tiện ích khác làm tăng tiêu thụ năng lượng của họ. Như vậy, mức tiêu thụ năng lượng trên đầu người tiếp tục tăng trưởng khi thu nhập tăng. Một lý do khác là sự thay đổi trong sử dụng năng lượng từ việc sử dụng trực tiếp các loại nhiên liệu hóa thạch để sử dụng nhiên liệu chất lượng tốt hơn hoặc điện (Stern & Cleveland, 2004). Như vậy, trong các nền kinh tế, tổng mức sử dụng năng lượng đã tăng lên với một sự cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng.
Thứ ba, các kết quả trong bài nghiên cứu cho thấy khi phát triển tài chính được đo bằng biến thị trường chứng khoán, cụ thể là biến giá trị cổ phiếu giao dịch sẽ trực tiếp làm tăng nhu cầu năng lượng nhưng bên cạnh đó lại có tác động gián tiếp lên GDP từ đó gây ra tác động tiêu cực lên tiêu thụ năng lượng. Trong khi các chỉ số khác dùng để đo phát triển tài chính không có ý nghĩa thống kê.
Các chính sách chỉ dựa trên nhu cầu năng lượng và thu nhập sẽ không đúng khi thị trường chứng khoán phát triển
5.2 Hạn chế của đề tài
Bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu ở trên, luận văn này còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, đề tài sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 450 quan sát của 18 nước trong giai đoạn 1990-2014. Đây là lượng quan sát khá ít nếu so với dữ liệu của các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Do số quan sát còn hạn chế có thể làm cho các kết quả ước tính từ mô hình chưa thể giải thích hết mối quan hệ giữa các biến với tiêu thụ năng lượng.
Thứ hai, do điều kiện khách quan là thị trường chứng khoán ở 1 số quốc gia Apec được thành lập chưa lâu, và 1 vài số liệu là không đầy đủ nên luận văn chỉ có thể giới hạn nghiên cứu trong 18 quốc gia của Apec với giai đoạn 1990-2014 và các kết quả nghiên cứu chỉ mới phản ánh tình hình trong giai đoạn này.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng là rất hạn chế nên chưa có điều kiện so sánh các kết quả thực nghiệm. Việc so sánh với kết quả thực nghiệm về vấn đề này với các nghiên cứu thế giới thì vẫn còn nhiều hạn chế vì đặc điểm và tính chất của các quốc gia là không giống nhau nên việc so sánh với các kết quả này chỉ mang tính đối chiếu chứ chưa giải thích hết bản chất của vấn đề đặt ra.
Tóm lại, trong tương lai khi những dữ liệu hoàn chỉnh và số kỳ nghiên cứ đủ lớn, hướng nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện về mặt dữ liệu, kỳ quan sát.
5.3 Gợi ý chính sách
Tầm quan trọng của việc đánh giá chính xác các yếu tố quyết định nhu cầu năng lượng sẽ cung cấp thông tin cho các nhà làm chính sách để thiết lập chính sách hiệu quả trong việc giảm tiêu thụ năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của vấn đề an ninh năng lượng và nóng lên toàn cầu đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng năng lượng và khí thải nhà kính. Điều quan trọng cho hoạch định chính sách năng
lượng khi phát triển tài chính, tăng truởng kinh tế được đưa vào xem xét. Phát triển tài chính được đo bằng biến giá trị của cổ phiếu giao dịch đã gây ra tác động tiêu cực có ý nghiã thống kê lên tiêu thụ năng lượng.
Chính sách năng lượng được chỉ tập trung về mối quan hệ giữa nhu cầu năng lượng và tăng trưởng kinh tế sẽ cung cấp một ước tính không chính xác về nhu cầu năng lượng vì nó không xem xét sự tác động của các biến tiềm năng mà cụ thể ở đây là biến phát triển thị trường tài chính, chi tiêu chính phủ.
Nhìn chung, các tiến bộ của khu vực tài chính có ảnh hưởng bất lợi đáng kể về tiêu thụ năng lượng, trong khi tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đáng kể trên tiêu thụ năng lượng. Các khuyến nghị chính sách dựa trên những phát hiện này là cơ quan công quyền các nước cần phải phấn đấu khám phá các nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng xanh vì tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ngoài phá hủy môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Điều này có những ảnh hưởng quan trọng đối với chính sách bảo tồn năng lượng và biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi các quốc gia Apec đang vật lộn với các biện pháp để cải thiện an ninh năng lượng và đồng thời giảm lượng khí thải khí nhà kính. Sự quan tâm ngày càng tăng cho các chính sách năng lượng quốc gia cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững đã kích thích nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chính sách của chính phủ và các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực năng lượng mới.
5.4 Hướng mở rộng đề tài
Trong tương lai khi những dữ liệu hoàn chỉnh và số kỳ nghiên cứ đủ lớn hơn, hướng nghiên cứu tiếp tục được hoàn thiện và bổ sung. Ngoài ra, có thể mở rộng chi tiết hơn đến các nguồn năng lượng cụ thể như năng lượng điện, năng lượng tái tạo khi cỡ mẫu đủ hớn.
Đề tài có thể nghiên cứu tổng hợp thêm các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ của phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng, mở rộng thêm các yếu tố kiểm soát trong mô hình để hoàn thiện hơn, tránh hiện tượng thiếu biến.
Đề tài có thể sử dụng thêm các nghiên cứu để kiểm tra thêm mối quan hệ dài hạn giữa các biến bằng các kiểm định đồng liên kết trên chuỗi dữ liệu tồn tại ngưỡng, ví dụ như nghiên cứu của Westerlund (2006).
Đề tài có thể sử dụng thêm các nghiên cứu để kiểm tra tác động ngưỡng của phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ lên tiêu thụ năng lượng.
Khi cỡ mẫu đủ lớn, đề tài có thể phát triển khung biến với nghiên cứu trên chuỗi thời gian tại Việt Nam hoặc khu gần với Việt Nam hơn như ASEAN, nhằm so sánh kết quả cụ thể hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Abu-Bader, S., & Abu-Qarn, A.M. (2008). Financial development and economic growth: Empirical evidence from MENA countries. Review of Development Economics, 12,803–817.
Achen, C., 2012. Why lagged dependent variables can suppress the explanatory power of other independent variables. Presented at the Annual Meeting of the Society for Political Methodology, UCLA.
Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S., & Sayek, S. (2004). FDI and economic growth: The role of local financial markets. Journal of International Economics, 64, 113–134.
Alfaro, L., Chanda, A., Kalemli-Ozcan, S., & Sayek, S. (2006). How does foreign direct investment promote economic growth: Exploring the effects of financial markets on linkages? Working Paper No. 07-013. Harvard Business School.
Alfaro, LA, S. Chanda, A, S. Kalemli-Ozcan and S. Sayek (2004) “FDI and Economic Growth: The Role of Local Financial Markets” Journal of International Economics 64, 113-134.
Al-Mulali, U., Sab, C.N.B. (2012b), The impact of energy consumption and CO2 emission on the economic and financial development in 19 selected countries. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 16(7), 4365-4369. Altõnay, G. and Karagöl, E. 2004. Structural break, unit root, and the causality
between energy consumption and GDP in Turkey. Energy Economics
26(6):985-994.
Ang, J. B., 2008. Economic development, pollutant emissions and energy consumption in Malaysia. Journal of Policy Modeling 30, 271-278.
Aziz, A. A. (2011). On the causal links between energy consumption and economic growth in Malaysia. International Review of Business Research Papers, 7(6), 180–189.
Bailliu, J. N. (2000). Private capital flows, financial development, and economic growth in developing countries. Working Paper No. 00-15. Bank of Canada. Baltagi, B. (2005). Econometric analysis of panel data (3rd ed.). Chichester, UK:
John Wiley & Sons.Bartleet, M., Gounder, R. (2010). Energy consumption and economic growth in New Zealand: Results of trivariate and multivariate models. Energy Policy, 38, 3508–3517.
Barro, R. (1990), "Government Spending in a Simple Model of Economic Growth",
Journal of Political Economy, 98, S103-S125.
Barro, R.J., and X. Sala-i-Martin (1995), Economic Growth, McGraw-Hill.
Barth, J. R., Caprio, G. J., & Nolle, D. E. (2004). Comparative international characteristics of banking. Office of the comptroller of the currency, economic and policy analysis. Working Paper No. 2004-1.
Batten, J.A., Vo, Xuan V., 2009. An analysis of the relationship between foreign direct investment and economic growth. Applied Economics, 41(13), pp.1621-1641
Beck, Thorsten. 2011. "The Role of Finance in Economic Development: Benefits, Risks, and Politics," Discussion Paper 2011- 141, Tilburg University, Center for Economic Research.
Boutabba (2014). The impact of financial development, income, energy and trade on carbon emissions: Evidence from the Indian economy. Economic Modelling 40 (2014) 33–41.
Bose, N., Capasso, S., & Murshid, A. (2008). Threshold effects of corruption: Theory and evidence. World Development, 36(7), 1173–1191.
Chang, S.C. (2015), Effects of financial developments and income on energy consumption. International Review of Economics and Finance, 35, 28-44. Christopoulos, D. K., & Tsionas, E. G. (2004). Financial development and
economic growth: Evidence from panel unit root and cointegration tests. Journal of Development Economics, 73(4), 55–74.
Çoban, S. Topcu, M. (2013). The nexus between financial development and energy consumption inthe EU: A panel data analysis. Energy Economics, 39, 81-88
Dan, Y., & Lijun, Z. (2009). Financial development and energy consumption: An empirical research based on Guangdong Province. ICIII Proceedings of the 2009 International Conference on Information Management, Innovation Management and Industrial Engineering. 3. (pp. 102–105).
Dasgupta, S., Hong, J. H., Laplante, B., & Mamingi, N. (2004). Disclosure of environmental violations and stock market in the Republic of Korea. Ecological Economics, 58(4), 759–777.
De Gregorio, Jose, & Guidotti, P. E. (1995). Financial development and economic growth. World Development, 23(3), 433–448.
Demetriades, P.,Hussein, K.(1996), Does Financial Development Cause Economic Growth? Time Series Evidence from 16 Countries, Journal of Development Economics, Elsevier, 51(2),387- 411.
Ehrlich, P. R., and J. P. Holdren.1971. Impact of population growth. Science 171: 1212-1217.
Ehrlich, P., & Holdren, J. (1972). Review of the closing circle. Environment, 14(3), 24–39. EIA (Energy Information Administration) (2010). World energy projection system plus: Residential model. (Washington, DC).
Ehrlich, P. R., A. H. Ehrlich, and J. P. Holdren. 1977. Ecoscience: Population, Resources, Environment. W.H. Freeman, San Francisco.
Ehrlich, P. R., and E. O. Wilson. 1991. Biodiversity studies: science and policy. Science 253: 758-762
Eggoh et al (2011). Energy Consumption and Economic Growth Revisited in African Countries. CESifo Working Paper No. 3590
Ernst Worrell and Gijs Biermans (2005). Move over! Stock turnover, retrofit and