II. Lựa chọn xây dựng các chỉ số
3. Phân tích chỉ số khả năng sinh lời
3.2.3. Đòn bẩy tài chính
Đòn cân nợ hay đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn cân nợ được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, vì vậy khi phân tích cần phải hiểu rõ chỉ tiêu đòn cân nợ
mà người nói muốn ngụ ý là chỉ tiêu nào. Tổng nợ - Tỉ số nợ = Tổng vốn Tổng nợ dài hạn - Tỉ lệ nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần Tổng vốn - Hệ sốđòn bẩy tài chính = Vốn cổ phiếu thường
Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE
Phần lợi nhuận dành cho các cổđông thường là phần lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã trang trãi các chi phí huy
động vốn như chí phí sử dụng nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức trả cho cổ đông ưu đãi. Nếu suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty lớn hơn chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì số chênh lệch còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE) > ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sự
giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE) < ROA
Như vậy đòn cân nợ có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn cổ
phần thường khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng sẽ
làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường bị sụt giảm nhiều hơn khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy
động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽđòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thâm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn cổ phần thường.