Nhận thức về quá trình hội nhập WTO của các doanh nghiệp dệt

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu các quy định thương mại liên quan đến môi trường đối với hoạt động của doanh nghiệp dệt may khi gia nhập WTO (Trang 59)

II. Tổng hợp kết quả điều tra về tình trạng đáp ứng của một số

1.Nhận thức về quá trình hội nhập WTO của các doanh nghiệp dệt

Tất cả các doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội đều được biết về quá trình hội nhập WTO của Việt Nam qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau. Điều đó cũng cho thấy thông tin về quá trình hội nhập không chỉ được công bố trên một dạng thông tin nào, mà nó được thể hiện trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, cho mọi người mọi đối tượng và mọi doanh nghiệp trên toàn quốc.

Song không phải doanh nghiệp nào cũng biết một cách chi tiết về quá trình hội nhập của Việt Nam cụ thể là các điều khoản liên quan đến quá trình hội nhập, các lợi ích và chi phí của các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia vào WTO. Có 46% doanh nghiệp trả lời biết rất rõ về quá trình hội nhập, còn lại 23% trả lời biết khá nhiều thông tin, và có tới 31% trả lời biết sơ qua về quá trình hội nhập. Điều đó cho thấy, việc tim hiểu về quá trình hội nhập của Việt Nam chưa được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu kỹ, điều đó có thể gây những trở ngại đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Cụ thể đối với doanh nghiệp dệt may, đó là liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào, liên quan đến các quy định về quy trình sản xuất và công nghệ, và liên quan đến sản phẩm và vấn đề môi trường của doanh nghiệp.

2. Khả năng đáp ứng các quy định thương mại liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp ngành dệt may

2.1 Liên quan đến nguồn nguyên liệu đầu vào

Đó là cùng với quá trình hội nhập của bất cứ một tổ chức nào ngoài những lợi ích mà quốc gia và các doanh nghiệp tham gia nhận được thì việc đáp ứng các quy định là một công việc có thể nói là bắt buộc. Cũng như vậy quá trình hội nhập WTO của Việt Nam sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh do không chụi áp lực về hạn ngạch, các loại thuế.., song bên cạnh đó thì chúng ta phải tuân thủ hiệp định thương mại của WTO trong đó có tác động tới việc huy động nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Cụ thể đó là Hiệp định Nông Nghiệp: Liên quan đến ngành dệt may đó là nguồn nguyên liệu bông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường như hàm lượng một số hoá chất có trong bông. Do vậy, đòi hỏi các hộ trồng bông trong nước phải duy trì chất lượng môi trường trong việc trồng bông bằng cách thay vì việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu rẻ tiền ô nhiễm môi trường mà thay vào đó là việc sử dụng các hoá chất khác có cùng công dụng song lại có chi phí cao hơn. Đó là một trong những nguyên nhân có thể gây ra việc tăng giá thành nguyên liệu bông đầu vào ở trong nước. Bên cạnh đó có thể còn có một số các nguyên nhân khác như giá thành một số hàng hoá như điện, nước có thể sẽ gây tăng giá.

a) Khả năng tăng giá thành nguyên liệu sau khi Việt Nam hội nhập WTO :

Theo kết quả thăm dò ý kiến 13 doanh nghiệp: có 38,4% số doanh nghiệp cho rằng giá thành nguyên liệu bông trong nước chắc chắn sẽ tăng, 53,846% giá thành có thể tăng, 7,692% giá thành không thể tăng.

b) Nguyên nhân của hiện tượng tăng giá thành nguyên liệu sau quá trình hội nhập

Cũng theo kết quả của quá trình thăm dò ý kiến: thì 7/12 doanh nghiệp cho rằng do giá thành xăng dầu, điện nước trong nước tăng giá; 1/12 cho rằng nguyên nhân các cơ quan quản lý áp dụng để cho các nước không áp dụng luật áp đặt luật chống phá giá; 5/12 nguyên nhân do một số quy định trong nước hay quốc tế, 8/12 ý kiến để năng cao chất lượng nguyên liệu. Dựa vào kết quả trên cho ta thấy các doanh nghiệp có rất nhiều ý kiến khác nhau, song cũng chỉ có 5/12 doanh nghiệp cho rằng do nguyên nhân do các quy định liên quan đến môi trường.

c) Mức độ nhận thức của các doanh nghiệp về hiệp định Nông nghiệp liên quan đến giá thành nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

Theo kết quả thăm dò 13 doanh nghiệp thì chỉ có 46,153% số doanh nghiệp biết về Hiệp định Nông nghiệp. Điều đó cũng cho ta khẳng định liên quan đến vấn đề này các doanh nghiệp có thể nói là đáp ứng chưa nhiều đối với quá trình hội nhập.

d) Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp khi giá thành nguyên liệu trong nước tăng

Theo kết quả của quá trình điều tra, thì trong số 12 doanh nghiệp được hỏi thì có 1 doanh nghiệp không đáp ứng được, 3 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng thấp với quá trìng hội nhập, 6 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng bình thường, và 2 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng rất cao với quá trình hội nhập.

Từ kết quả trên cho ta thấy có tới 66,67 % trong số 12 doanh nghiệp trả lời giá thành nguyên liệu trong nước có thể tăng đáp ứng được với điều kiện trên, qua đó cho ta thấy rằng vấn đề tăng giá thành nguyên liệu có thể đã được các doanh nghiệp dự báo trước.

2.2 Liên quan đến quá trình sản xuất và công nghệ

Nước ta là một nước đang phát triển. Do vậy nền kinh tế chúng ta còn chưa đủ sức để thay thế toàn bộ các công nghệ cũ, lạc hậu. Mặc dù vậy, để phát triển kinh tế đất nước thì chúng ta không còn một con đường nào khác là quá trình hội nhập, hợp

tác với các nước trên thế giới. Điều đó đã giúp một phần nào chúng ta cải tiến được công nghệ hiện đại, nắm bắt được trình độ khoa học kỹ thuật từ nước ngoài. Song bên cạnh đó để hội nhập được, ví dụ như chúng ta muốn xuất khẩu hàng hoá sang các quốc gia để thu về ngoại tệ thì chúng ta phải đáp ứng các quy định của đối tác trong đó có những quy định liên quan đến công nghệ, và quá trình sản xuất.

Liên quan đến vấn đề này đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đó là Hiệp định chung về thương mại và thuế quan( Không phân biệt đối xử và Ngoại lệ chung); Hiệp định các rào cản kỹ thuật với thương mại. Các hiệp định này tác động khá nhiều tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cụ thể là doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình sản xuất do một số đối tác đặt ra, mặt khác cũng có thể phải đáp ứng một số quy định liên quan đến công nghệ sản xuất( thân thiện với môi trường, thế hệ công nghệ, thời hạn sử dụng..) với mục đích là bảo vệ sức khoẻ của con người động vật và hệ sinh thái.

a) Tiêu chuẩn về công nghệ

Trong câu hỏi thăm dò ý kiến các công ty về trình độ công nghệ mà phía Việt Nam sẽ phải đáp ứng thì 76,924% các doanh nghiệp cho rằng công nghệ phải đạt trình độ công nghệ cao hơn, và có 23,076% doanh nghiệp cho rằng trình độ công nghệ không cao hơn vì họ cho rằng sản phẩm sản xuất ra của họ hiện

tại đáp ứng được các thị trường khó tính như Châu Âu, Nhật thì họ sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của việc hội nhập.

b) Nhận biết về các hiệp định liên quan đến tiêu chuẩn công nghệ

Khi được hỏi về các hiệp định liên quan đến vấn đề trên (hiệp định chung về thương mại và thuế quan, Hiệp định các rào cản kỹ thuật với thương mại) thì chỉ có dưới 70% các doanh nghiệp biết 1 trong số các hiệp đinh trên.

c) Khả năng của doanh nghiệp với các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình sản xuất của WTO

Trong số 8 doanh nghiệp trả lời biết về các Hiệp định thương mại liên quan đến tiêu chuẩn và quy trình sản xuất thì 2 doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng, 1 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng thấp, 3 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng bình thường đối với các quy định, 2 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng rất cao đối với các quy định trên.

d) Môi trường lao động

Cũng liên quan đến quá trình sản xuất và việc đáp ứng các hiệp định trên: thì vấn đề đảm bảo môi trường lao động cho người lao động là điều kiện không chỉ giúp cho chính bản thân doanh nghiệp: Ví dụ cụ thể trong số các doanh nghiệp được hỏi thì 12/13 cho rằng sẽ giúp tăng uy tín cho công ty, ngoài ra nó còn là một trong những điều kiện để đáp ứng của phía đối tác (chỉ có 5/13 số doanh nghiệp đồng ý với ý kiến trên) và giúp cho công ty ký kết được nhiều hợp đồng hơn là 3/13.

Việc đảm bảo môi trường lao động của doanh nghiệp được thể hiện ở tất cả các khía cạnh liên quan đến người lao động như:

Môi trường lao động: Bao gồm các trang thiết bị bảo hộ, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn...

Môi trường nghỉ ngơi cho người lao động: Các trang thiết vị vệ sinh, chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc sức khoẻ định kỳ.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đảm bảo môi trường lao động là một điều kiện hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập nó đã được đề cập trong Điều 20 ngoại lệ chung ( Hiệp định chung về thương mại và thuế quan ).

Khi được hỏi về yêu cầu của việc đảm bảo môi trường lao động trong quá trình hội nhập thì 76,924% doanh nghiệp cho rằng việc dảm bảo môi trường phải đạt tại mức cao hoặc cao hơm rất nhiều.

e) Nhận biết về các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường lao động điều XX Hiệp định GATT

Song cũng chỉ có 46,153% các doanh nghiệp được hỏi trả lời biết và biết qua nội dung của vấn đề có trong hiệp định trên, qua đây cũng cho thấy mức độ đáp ứng là chưa cao.

f) Việc đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường lao động

Trong số 13 doanh nghiệp được hỏi thì chỉ có 6 doanh nghiệp được biết quy định liên quan đến môi trường lao động của WTO, trong đó 1 doanh nghiệp không đáp ứng được, 1 doanh nghiệp trả lời đáp ứng bình thường, 4 doanh nghiệp đáp ứng cao.

2.3 Liên quan đến sản phẩm và vấn đề môi trường trong doanh nghiệp

2.3.1 Liên quan đến vấn đề môi trường trong doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng “vấn đề môi trường là một trong những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi có những quy định về môi trường tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của họ”. Việc thực hiện các nghĩa vụ môi trường trong nước của các doanh nghiệp dệt may cũng vậy. Ngành dệt may là một ngành có đặc thù là gây ra tác động môi trường khá lớn từ nước thải công nghiệp nhuộm, khí thải từ quá trình dệt may, chất thải rắn. Do vậy đề đảm bảo thực hiện được các tiêu chuẩn do nhà nước quy định thì hầu hết các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí rất lớn cho công tác xử lý môi trường.

a) Việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường trong nước

Kết quả điều tra cho thấy rằng có 100% các doanh nghiệp cho biết việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của họ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có tới 61,538% các doanh nghiệp cho rằng ho gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Cũng theo bảng kết quả thì nguyên nhân của việc các doanh nghiệp thiếu sự hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức môi trường, từ Chính Phủ, do nguyên nhên di chuyển địa điểm các doanh nghiệp ra khỏi đại bàn thành phố..

b) Tác động của các hiệp định liên quan

Liên quan đến quá trình hội nhập đó là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng: trong khuân khổ của Hiệp định cho phép các nước có thể nhận được sự hỗ trự trong các vấn đề sử lý môi trường. Đối với các quốc gia phát triển thì họ có thể dễ dàng có được các khoản trợ cấp hoặc giúp đỡ từ chính phủ, hoặc các tổ chức môi trường trong nước. Song Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, tiềm lực về kinh tế còn thấp do vậy khó có khả năng nhận được nhiều sự ưu đãi từ chính phủ. Đây có thể sẽ là một nguyên nhân gây ra tình trạng hàng hoá dệt may của Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hàng hoá nước ngoài.

Theo kết quả của điều tra thì 69,231% các doanh nghiệp được hỏi trả lời không biết về hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

Như vậy liên quan đến vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp dệt may, thì cùng với quá trình hội nhập là sự đối mặt với không chỉ khó khăn về mặt đáp ứng các tiêu chuẩn có thể sẽ cao hơn mà đó là còn sự không cập nhật thông tin của các doanh nghiệp dẫn đến sự chuẩn bị kém kỹ càng của các doanh nghiệp.

2.3.2 Liên quan đến sản phẩm dệt may trong quá trình hội nhập.

Liên quan đến sản phẩm trong quá trình hội nhập thì câu hỏi đặt cho các doanh nghiệp dệt may đó là liệu sản phẩm tham gia được vào quá trình hội nhập cần phải đạt được những tiêu chí gì. Theo kết quả điều tra thì các tiêu chí của doanh nghiệp là 100% chọn nhãn mác, 69,230% chọn kiểu dáng, 15,384% chọn kỹ thuật, và cũng chỉ có 69,230% chọn tiêu chí môi trường.

Song khi được hỏi về quy định nhãn sinh thái đối với sản phẩm thì có tới 76,923% doanh nghiệp biết về nhãn sinh thái. Điều đó cũng có thể giải thích do Dệt may Việt Nam cũng đã tham gia khá nhiều vào thị trừờng dệt may thế giới.

3. Vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp hiện nay

Vấn đề cấp thiết của việc giải quyết vấn đề của doanh nghiệp

Từ kết quả điều tra, cho thấy các doanh nghiệp đánh giá điểm cho các vai trò của nguyên liệu đầu vào là 97 điểm, vấn đề liên quan môi trường và sản phẩm là 106 điểm là những vấn đề cần giải quyết trước tiên, vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn công nghệ là 88 điểm là vấn đề ít cấp thiết hơn.

Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp

Cũng từ kết quả tự đánh giá của các doanh nghiệp thì 7,692% doanh nghiệp có khả năng đáp ứng với các quy định thương mại liên quan đến môi trường của WTO là rất cao,

30,74% chưa thật sự cao, 30,769% cho rằng trung bình, 20,706 % cho rằng thấp và 7,692% cho rằng rất thấp

Qua phân tích kết quả thực trạng đáp ứng các quy định cũng như các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình hội nhập có thể thấy các doanh nghiệp dệt may chưa chuẩn có sự chuẩn bị tốt nhất cho công cuộc hội nhập.

4. Một số các giải pháp và kiến nghị

4.1 Một số các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nhà nước nên tạo ra những quy định, cơ

chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc thực thi các nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Như là tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi trong việc xử lý môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp về các biện pháp kỹ thuật..

Các cơ quan quản lý thuộc ngành dệt may tạo điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có những giải pháp đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu như vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý phải thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, khuyến khích các cơ quan quản lý sử dụng các công cụ như thuế, phí môi trường nhằm đạt được hai mục tiêu đó là năng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường và tạo nguôồn kinh phí cho nhà nước để khắc phục những thiệt hại môi trường.

Nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả tiền là chi phí sản xuất trực tiếp ra nguồn tài nguyên đó và cả chi phí cơ hội cho việc sử dụng nguồn tài nguyên của thế hệ tương lai. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý, tiết kiệm hơn trong quá trình sản xuất.

Nguyên tắc tạo ra những cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trong việc tham vệ môi trường, như khen thưởng.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu các quy định thương mại liên quan đến môi trường đối với hoạt động của doanh nghiệp dệt may khi gia nhập WTO (Trang 59)