Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân dùng để xác nhận công dân mang quốc tịch của một quốc gia nào. Thông thường, hộ chiếu chứa các thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh, quê quán, quốc tịch, ảnh khuôn mặt, các thông tin cơ quan cấp hộ chiếu, ngày cấp, thời hạn có giá trị [2].
Hộ chiếu điện tử (e-passport) có hình dạng giống như hộ chiếu thông thường nhưng được gắn thêm con chip điện tử (microchip) mỏng ở bìa sau, trong đó có các dữ liệu như họ tên, ngày sinh, số hộ chiếu... Con chip trong hộ chiếu là chíp nhận dạng tần số radio, có lưu một ảnh kỹ thuật số của người sở hữu hộ chiếu và còn có thể chứa thêm dấu vân tay của chủ thể. Thẻ này được cấu tạo bằng vật liệu đặc biệt để ít bị ảnh hưởng bởi các lực tác động, chống hấp thụ nhiệt để bảo vệ các linh kiện điện tử bên trong hoạt động ổn định.
Với sự ra đời của chip không tiếp xúc sử dụng công nghệ nhận dạng tần số radio RFID, việc lưu trữ thông tin cá nhân của hộ chiếu trong chip không tiếp xúc cho phép nâng cao hiệu quả của quy trình cấp phát, kiểm duyệt hộ chiếu thông qua các hệ thống xác thực tự động. Cách tiếp cận này cho phép xây dựng và phát triển mô hình “ Hộ chiếu điện tử ” (HCĐT).
Hiện nay yêu cầu về tiêu chuẩn cho hộ chiếu điện tử đã được cung cấp bởi Hãng hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Và các yêu cầu này sẽ đáp ứng được an ninh tại các cửa khẩu, kiểm tra tại biên giới các nước. HCĐT tích hợp ba công nghệ:
Nhận dạng tần số radio (RFID).
Sinh trắc (khuôn mặt, vân tav, mống mắt).
Cơ sở hạ tầng khóa công khai PKI.
2.1.2. Các thành phần cơ bản của hộ chiếu điện tử
Hộ chiếu điện tử được dựa trên cấu trúc của hộ chiếu thông thường, được chia thành hai phần: Phần tài liệu, dữ liệu vật lý – booklet (quyển hộ chiếu) và phần vi mạch tích hợp RFIC (thể hiện dưới dạng chip không tiếp xúc) [3].
Hình 2.1: Các thành phần của hộ chiếu điện tử
Phần tài liệu vật lý- booklet (quyển hộ chiếu):
Booklet gần như tương tự quyển hộ chiếu thông thường, nó chỉ khác ở chỗ là có thêm biểu tượng HCĐT ở trang bìa và dòng ICAO (MRZ - vùng đọc được bằng máy đọc hộ chiếu) ở cuối trang dữ liệu.
Biểu tượng của hộ chiếu điện tử phải được in ở phía ngoài của booklet:
Tên người mang hộ chiếu: Xuất hiện ở dòng thứ nhất từ ký tự thứ 6 đến
44.
Số hộ chiếu: Được xác định bởi 9 ký tự đầu tiên của dòng thứ 2.
Ngày sinh của người mang hộ chiếu: Xác định từ ký tự 14 đến 19 của
dòng 2 theo định dạng YYMMDD.
Ngày hết hạn: Được xác định từ ký tự 22 đến 29 của dòng 2.
Ngoài ra, 3 trường số còn có 1 ký tự kiểm tra đứng ngay sau giá trị của trường tương ứng.
Hình 2.2: Biểu tượng của hộ chiếu điện tử
Mạch RFIC (Mạch tích hợp tần số): Là 1 mạch phi tiếp túc với đầu đọc RFID. Mạch này được cấy vào HCĐT phải tuân theo chuẩn ISO/IEC 14443, trong đó chỉ ra khoảng cách đọc được chính xác trong khoảng 10 cm.
Mạch RFIC thông thường gồm 1 chip và 1 ăng ten vòng, trong đó ăng ten vòng có nhiệm vụ kết nối và thu năng lượng từ đầu đọc, cung cấp cho chip hoạt động. Mạch này được gắn vào 1 vị trí nào đó trong booklet, thông thường là giữa phần vỏ và trang dữ liệu. Việc gắn cần đảm bảo rằng, chip không bị ăn mòn và khó rời ra khỏi booklet. Nó cũng không thể truy cập trái phép hoặc bị gỡ bỏ ra hay xáo trộn khi gặp tai nạn [3].