Khẳng định, ngợi ca đức độ

Một phần của tài liệu Sự khẳng định và ngợi ca con người đại việt trong thơ văn đời trần (Trang 48)

7. Bố cục của khóa luận

2.1.2.Khẳng định, ngợi ca đức độ

Nước ta là một đất nước có lịch sử lâu đời, với những truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp. Con người Đại Việt kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu được những luồng tư tưởng và đạo đức của loài người, trong đó Nho giáo dạy cách ứng xử trong các mối quan hệ giữa người với người: với cộng đồng quốc gia (chữ trung), với cha mẹ (chữ hiếu) và các mối quan hệ với những người xung quanh khác, hình thành nên hệ thống đạo đức “lễ, nghĩa, liêm, sỉ, nhân, trí, tín, dũng…”; Phật giáo dạy lòng từ bi, vị tha, yêu thương mọi sinh linh… Tất cả tạo nên con người Đại Việt có đức độ, có phẩm chất cao đẹp. Đó là những con người có tấm lòng yêu nước thương dân, có lối sống khoan dung, nhân hòa với mọi người. Đức độ và phẩm chất tốt đẹp đó của con người Đại Việt được khẳng định và ngợi ca trong văn thơ đời Trần.

2.1.2.1. Yêu nước, thương dân.

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành và

phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc từ buổi khai sinh lập địa. Truyền thống đó luôn được các thế hệ người Việt tiếp bước và phát huy. Tinh thần yêu nước của người Việt được phát huy và thể hiện rõ nhất mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm. Nước Đại Việt ta dưới đời Trần đã trải qua nhiều biến động to

lớn với những cuộc xâm lăng của giặc ngoại bang. Truyền thống yêu nước của dân tộc lúc này được phát huy cao độ, làm nên những chiến thắng vĩ đại, viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc và dựng nên một thời đại huy hoàng cho đất nước. Truyền thống đó đã được khẳng định và ngợi ca trong những sáng tác thơ văn đương thời.

Tấm lòng yêu nước của con người Đại Việt được khẳng định và ngợi ca trên những khía cạnh khác nhau. Trước hết là tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa và

cảnh đẹp của đất nước.

Lê Văn Hưu, từng làm quan tới chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu dưới triều Trần Thái Tông. Ông là người đã biên soạn Đại Việt sử ký – là

bộ sử đầu tiên của nước ta. Nhưng đáng tiếc, hiện nay bộ sách đã bị thất lạc, chỉ còn lại một ít lời bình được Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư. Những đoạn bình luận đó giầu tính văn học. Ở đó, Lê Văn Hưu thể hiện lòng tự hào của mình về lịch sử của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc.

Trong đoạn văn Bàn về Hai bà Trưng, Lê Văn Hưu tự hào viết:

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cả Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và sáu mươi lăm thành ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay…”

Trong một đoạn khác, Bàn về Đinh Tiên Hoàng, ông viết:

“Tiên Hoàng với tài năng sáng suốt hơn người, dũng lược bậc nhất thiên hạ, đảm đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ khắp nơi, một lần cử sự mười hai sứ quân đều thần phục hết. Thế rồi mở nước dựng đô, đổi niên hiệu, xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quận chế độ gần đủ. Chắc hẳn ý trời muốn nước Việt ta lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối chính thống của Triệu vương chăng?”.

Hay trong đoạn Bàn về tiền Ngô vương, ông lại ca ngợi tài năng của Ngô

vương lãnh đạo đội quân mới tập họp của đất Việt mà giành thắng lợi trước đội quân trăm vạn của quân giặc.

Cũng tự hào về lịch sử đất nước, Trần Lâu, một người sống vào cuối đời Trần trong tác phẩm Quá Phong Khê (Qua đất Phong Khê) cũng thể hiện lòng tự

hào, ngưỡng mộ của mình đối với hai vị nữ vương anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử:

“Lãng Bạc ta diên trụy, Phong Khê trúc Kiển thành. Nhất thời quân tắc trận, Đẩu nhĩ lập công danh.”

Dịch thơ:

“Lãng Bạc diều rơi xuống, Phong Khê đắp Kiển thành. Một thời khăn yếm đấy, Vang dội lập công danh.”

Tự hào về truyền thống, lịch sử dân tộc, bài thơ đã gián tiếp bày tỏ tấm lòng yêu nước của tác giả.

Không chỉ tự hào về những con người làm nên lịch sử dân tộc mà còn tự hào trước những thắng lợi mà đất nước giành được. Trần Nhân Tông tự hào nhắc đến thắng lợi mà cả dân tộc ta đã giành được trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu.”

Dịch thơ:

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá, Non sông nghìn thủa vững âu vàng.”

Từ chỗ tự hào, Trần Nhân Tông khẳng định đất nước sẽ mãi mãi vững bền. Nguyễn Sưởng tự hào, ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng của quân dân ta:

“Kinh quán như sơn thảo mộc xuân, Hải triều húng húng thạch lân tuân. Thúy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp, Bán tại quan hà bán tại nhân.”

(Bạch Đằng giang)

Dịch thơ:

“Mồ thù như lưới cỏ cây tươi, Sóng biển gầm vang, đá ngất trời. Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết, Nửa do sông núi nửa do người.”

(Sông Bạch Đằng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng có lẽ kết tinh rõ nhất, đậm nhất niềm tự hào dân tộc là Bạch Đằng giang phú (Bài phú sông Bạch Đằng) của Trương Hán Siêu. Đây là tác phẩm nổi

tiếng trong số những bài phú chữ Hán hiện còn của đời Trần. Xây dựng hình tượng các bô lão, qua lời kể của họ, bài phú đã tái hiện lại trận đánh lịch sử, làm sống lại những chiến công liên tiếp của quân ta trên khúc sông này với một không khí tưng bừng của chiến trận:

“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao. Đương khi:

Muôn đội thuyền bày, rừng cờ phấp phới, Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói, Thắng bại chửa phân, Bắc Nam lũy đối. Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

Bầu trời đất chừ sắp hoại.

Kìa Tất liệt thế cường, Lưu Cung chước dối. Nó tưởng rằng:

Phen này một trận gieo roi Quét sạch nước Nam bốn cõi. Thế nhưng:

Trời cũng chiều người, hung đồ hết lối. Khác nào:

Bến Hợp Phì giặc Bồ Kiên lát giây chết trụi. Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

Mà nhục quân thù không rửa nổi! Tái tạo công lao, muôn đời ca ngợi…”

Bạch Đằng giang phú chính là bài ca hào hùng của dân tộc. Tác phẩm đã

thể hiện được chí khí của dân tộc qua những hình ảnh kỳ vĩ và lời văn bay bổng. Niềm tự hào, ngợi ca của tác giả làm nên sức lôi cuốn cho tác phẩm, cũng khẳng định tinh thần yêu nước của tác giả. Tác phẩm kết thúc bằng hai bài ca đã khẳng định một chân lý: kháng chiến thắng lợi đem lại cho đất nước “thiên cổ thăng bình”, tên tuổi các anh hùng dân tộc xưa nay vẫn còn mãi với non sông:

“Sông Đằng một dải dài ghê, Luồng to sóng lớn đổ về biển Đông. Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh. Khách nối lời mà ca rằng:

Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch hai lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thanh bình, Tại đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”

Và mấy chục năm sau ciến thắng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông cũng tự hào viết nên bài thơ Bạch Đằng giang (Sông Bạch Đằng):

“Ngắm xem muôn thuở hình sông núi, Lặng ngẫm hơn thua trận Việt Hồ. Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé, Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô.”

Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, chiến thằng Hàm Tử của quân dân ta cũng là một trong những thắng lợi vang dội và có ý nghĩa quan trọng trong kháng chiến chống Nguyên – Mông xâm lược. Thắng lợi đó đã đươc Trần Quang Khải nhắc đến trong bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng. Và khoảng nhiều năm sau chiến

thắng Hàm Tử, Trần Lâu, một người sống vào cuối đời Trần, có dịp đi qua khu thắng tích này,xúc động và tự hào về chiến thắng oanh liệt đó đã đem đến cho Trần Lâu một nguồn cảm hứng mãnh liệt để viết nên bài thơ Quá Hàm Tử quan (Qua

cửa Hàm Tử):

“Thuyết trước sa trường cảm khái đa, Như kim Hàm Tử mạn kinh qua. Cổ chinh hung dũng, triều thanh cấp, Kì bái sâm si, trúc ảnh tà.

Vương đạo hồi xuân nồng cổ thụ, Hồ quân bão hận thấu hàn ba. Toa Đô thụ thủ tri hà xứ,

Thủy lục sơn thanh nhập vọng xa.”

Dịch thơ:

“Chiến địa lừng danh vốn ước mơ Nay qua Hàm Tử động lòng thơ. Rạt rào sóng vỗ như chiêng trống, Nghiêng ngửa tre lay tựa bóng cờ. Cây cối xanh tươi nhuần đạo lớn, Đáy sông ấm ức tiếng quân thù. Toa Đô nộp mạng nơi đâu tá? Nước biếc non xanh ngát cõi bờ.”

Đứng trước địa danh lịch sử, quá khứ trở về trong hiện tại, nhìn sông nước, nhìn bờ tre trúc, tác giả như thấy chiêng trống đổ hồi, có cờ trận tung bay. Phong cách liên tưởng trong thơ ca Trung đại đã làm sống lại trong tâm trí Trần Lâu một phần quang cảnh và khí thế của chiến trận xưa. Bài thơ đã tạo thêm cho địa danh này những hình tượng đẹp đẽ, kỳ vĩ bằng ngôn từ. Từ chiến công ngày trước suy nghĩ về sự thất bại của kẻ thù, sự thắng lợi của quân dân ta, tâm hồn nhà thơ thêm sảng khoái. Niềm tự hào về chiến thắng hòa chung với niềm vui trước cảnh đất

nước thanh bình. Kết thúc bài thơ là hình tượng sông nước bao la đã chôn vùi bao số phận cũng như giấc mộng xâm lăng của quân giặc.

Tự hào về truyền thống, lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp của đất nước là biểu hiện sâu xa của lòng yêu nước. Thơ văn đời Trần là những trang viết tự hào về đất nước, con người. Có được những trang viết đó thì tác giả của nó cũng phải là những con người có lòng yêu nước thiết tha.

Lòng yêu nước của con người Đại Việt còn được thể hiện qua sự căm thù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giặc sâu sắc, muốn quét sạch giặc thù ra khỏi bờ cõi của đất nước. Hịch tướng sĩ

của Trần Quốc Tuấn là biểu hiện cao nhất của sự căm thù, thề không đội trời chung với giặc. Lời hịch chứa chất sự căm phẫn, uất ức đối với quân thù:

“Lén nhìn xứ ngụy đi lại nghênh ngang trên đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để phụng sự lòng tham không cùng; khoác hiệu Vân Nam vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau…”

Bằng những hình ảnh ẩn dụ để chỉ quân giặc “uốn tấc lưỡi cú diều”, “đem tấm thân dê chó”, tác giả đã thể hiện lòng căm tức và khinh ghét tột độ đối với kẻ

thù. Và khi nỗi uất hận trào lên, tác giả khẳng định lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù: muốn được “xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”.

Yêu nước, căm thù giặc là phẩm chất, là truyền thống của con người Đại Việt. Nguyễn Phi Khanh đã khẳng định lòng căm ghét không cùng của toàn thể dân tộc ta đối với lũ giặc Chiêm Thành quanh năm quấy phá cũng như đối với giặc ngoại xâm nói chung qua hai câu thơ trong bài Tống Kinh sư Doãn Nguyễn công vi

Hành doanh Chiêu thảo sứ (Tiễn quan Kinh sư Doãn họ Nguyễn đi nhận chức Hành doanh Chiêu thảo sứ):

“Phủ trung tặc cửu bô tru,

Tứ hải nhân thần oán phẫn câu.”

Dịch nghĩa:

Người và thần bốn bể thảy đều căm giận.

Vì lòng yêu nước sâu sắc nên con người Đại Việt luôn muốn đem tài năng, sức lực của mình để phò vua, giúp nước. Đó cũng chính là khát vọng lập công, lập danh của con người đời Trần.

Trước hết phải kể đến tấm lòng chân thành, nguyện hy sinh kể cả tính mạng vì sự tồn vong của xã tắc, non sông của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, thể hiện trong Hịch tướng sĩ:

“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa cũng nguyện xin làm.”

Tiếp đó phải kể đến Phạm Ngũ Lão với cái “thẹn” cao đẹp của kẻ làm trai

trước cái “nợ” công danh, thể hiện khát vọng lập công, phụng sự đất nước:

“Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.”

(Thuật hoài)

Dịch thơ:

“Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”

(Thuật nỗi lòng)

Nguyễn Phi Khanh cũng có những vần thơ thể hiện khát vọng được cống hiến tài năng của mình cho triều đình, cho xã tắc trong bài Hạ trung thư thị lang

(Mừng quan Thị lang tòa Trung thư):

“Thánh thể thảng hoài di khí vật, Nguyện thi tài tảo đáo nông tang.”

Dịch nghĩa:

Đời thịnh trị, chúa có đoái trông đến vật bị vất bỏ còn sót lại, Thề xin nguyện đem tài mọn văn đến tận xóm thôn.

Hay trong bài Phụng chiếu Trường An đạo trung tác (Thơ làm trong lúc

phụng chiếu vua đi Trường An), Nguyễn Phi Khanh cũng bộc bạch tấm lòng của mình:

“Tự quý vi lao hà bổ báo,

Nguyện dương hoàng hóa đảm thiên kiêu.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch nghĩa:

Tự thẹn chút đỉnh khó nhọc này, nào đã báo đáp được gì, Nguyện nêu đức hóa của nhà vua, trấn áp giặc trời.

Trong một bài khác, Nguyễn Phi Khanh lại viết:

“Minh thời thảng hiệu hào phân bổ, Vạn lý ninh từ ngã bộc phu.”

(Khách lộ)

Dịch thơ:

“Mảy may mong báo đời minh thánh, Muôn dặm gian lao bươc dám chồn.”

(Đường khách)

Bùi Bá Kỳ (? - ?), từng làm quan tới hàng ngũ phẩm và đã có lần làm tỳ tướng cho Trần Khát Chân, trong bài thơ Thướng Minh đế thi (Thơ dâng lên vua

nhà Minh) của mình ông đã nói lên tấm lòng yêu nước tuyệt vời và sự trung thành tuyệt đối với triều đình, nguyên “bỏ mình” cho sự nghiệp khôi phục vương triều

nhà Trần:

“Trần sự lăng di vị khả kỳ, Hàm oan bão hận hữu thiên tri.

Nam phương thần tử hoài trung nghĩa, Thệ quốc quyên thu phạt Quý Ly.”

Dịch nghĩa:

Việc nhà Trần suy sụp biết ngày nào mới khôi phục được, Ngậm oan, ôm hận chỉ có trời biết.

Thề vì nước bỏ mình để đánh Quý Ly.

Còn Đặng Dung, một người đã từng nhiều năm xông pha trận mạc, với bài thơ Cảm hoài (Nỗi lòng), ông đã thể hiện ý chí chiến đấu anh dũng , chiến bại mà không sờn lòng, vẫn rèn chí chờ thời, quyết báo quốc thù:

“Trí chủ hữu hòa phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma.”

Dịch thơ:

“Giúp chúa những mong xoay trục đất, Rửa binh không lối kéo ngân hà.

Bạc đầu thù nước còn chưa trả, Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.”

Con người Đại Việt là những con người yêu nước sâu sắc nên luôn canh cánh lo lắng cho sự hưng tồn và vận mệnh của đất nước.

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi và trung thành của nhà Trần. Cả cuộc đời Trần Quốc Tuấn đã hết lòng cống hiến cho đất nước. Lúc nào cũng một lòng lo lắng cho sự an nguy của triều đình và xã tắc. Điều này được thể hiện rất rõ trong Hịch tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn đã bộc bạch với quân sĩ của mình:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù…”

Chu Văn An đã từng làm quan dưới đời vua Trần Dụ Tông. Nhưng Dụ Tông là ông vua ham chơi, bỏ bê việc nước, để cho bọn gian thần lộng quyền, hạch sách, nhũng nhiễu. Đất nước lúc này đã có dấu hiệu của sự trượt dốc, suy vi. Trước tình cảnh đất nước như vậy, lại nhớ đến cảnh đất nước dưới đời các vị vua trước mà lòng tác giả buồn đau “luống gạt thầm giọt lệ” :

“Ngư phù cổ chiểu long hà tại, Văn mãn không sơn hạc bất quy! Lão quế tùy phong hương thạch lộ,

Một phần của tài liệu Sự khẳng định và ngợi ca con người đại việt trong thơ văn đời trần (Trang 48)