Phép đo khoảng cách giữa hai điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm tra không phá hủy dùng phương pháp siêu âm và máy nội soi công nghiệp olympus NDT iplex (Trang 60)

Phép đo cùng độ cao (độ cao so với mẫu vật là 0,5cm), cùng độ sáng 3 và với góc nhìn 00 (độ lệch 0cm).

Mẫu vật thực nghiệm đo là một khối sắt (Hình 4.11). Ta đánh dấu các vị trí từ 0 đến 15, các vị trí cách nhau 0,5cm. Ta đo khoảng cách hai điểm được đánh dấu. So sánh với khoảng cách đo thực tiễn là 10mm và 5mm.

Hình 4.23 - Đo khoảng cách 2 điểm cách nhau 10mm

Hình 4.24 - Đo khoảng cách 2 điểm cách nhau 5mm * Nhận xét:

4.3.5. Phép đo khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đƣờng thẳng

Phép đo cùng độ cao (độ cao so với mẫu vật là 0,5cm), cùng độ sáng 3 và với góc nhìn 00 (độ lệch 0cm).

Mẫu vật thực nghiệm đo là một khối sắt (Hình 4.11). Ta đánh dấu các vị trí từ 0 đến 15, các vị trí cách nhau 0,5cm.

Ta đánh dấu hai điểm để tạo thành đường thẳng. Ta tiến hành đo khoảng cách từ 1 điểm đến đường thằng này. So sánh với khoảng cách đo thực tiễn là 10mm và 5mm.

Hình 4.25 - Đo khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng * Nhận xét:

- Dựa vào kết quả đo ta thấy việc đo khoảng cách từ một điểm đến một đường luôn cho kết quả đáng tin cậy ở góc nhìn 0, độ sáng 3.

4.3.6. Phép đo diện tích và chu vi của 1 miền xác định

Phép đo cùng độ sáng 3 và với góc nhìn 00 (độ lệch 0cm) với các độ cao khác nhau (độ cao so với mẫu vật là 1,5cm và 3cm).

Mẫu vật thực nghiệm đo là một khối sắt có khoét (Hình 4.11).

Ta đánh dấu tối đa 20 điểm để tạo thành đường kín. Số điểm đánh dấu càng nhiều thì kết quả đo càng chính xác.

Hình 4.26 - Đo đường kính của mẫu vật bằng thước thẳng * Diện tích đường tròn: S = .R2 = 63.59mm2

* Chu vi đường tròn là: D = 2..R = 28.26mm

Hình 4.28 - Đo diện tích hình tròn (độ cao 3,5 cm, độ sáng 3, góc nhìn 0) * Nhận xét:

- Dựa vào kết quả đo ta thấy việc đo diện tích và chu vi một hình luôn cho kết quả đáng tin cậy. Kết quả càng chính xác khi điểm đánh dấu càng sát với hình dạng của hình cần đo.

- Phương pháp còn đòi hỏi người kỹ thuật viên có kiến thức về vật liệu, phương pháp chế tạo vật liệu và thị lực của người kiểm tra.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, với sự giúp đỡ tận tận tình của TS. Đỗ Trung Kiên và các thầy cô giáo trong bộ môn Vô tuyến và điện tử tôi đã hoàn thành luận văn này.

* Những nội dung thực hiện trong luận văn

- Nêu được khái niệm về phương pháp NDT và đặc biệt phương pháp kiểm tra bằng mắt hay còn gọi là phương pháp quang học (Visual Testing – VT) được làm rõ.

- Nghiên cứu thực nghiệm một phương pháp kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) bằng máy nội soi công nghiệp OLYMPUS NDT IPLEX LX. Để kiểm tra, chuẩn đoán các khuyết tật bề mặt của một số sản phẩm có cấu hình phức tạp khác nhau (dạng bề mặt nằm sâu trong các sản phẩm). Xác định các điều kiện thích hợp khi sử dụng máy để có được kết quả chính xác nhất.

- Tuy nhiên máy nội soi công nghiệp OLYMPUS NDT IPLEX LX vẫn còn một số hạn chế mà có thế nhận thấy được thông qua các phép đo. Chẳng hạn như làm thế nào để chụp ảnh mà có thể xác định các điểm ảnh tương ứng sai số phép đo vẫn tồn tại.

* Hƣớng phát triển:

+ Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp tái tạo ảnh 3 chiều với các dạng ảnh. + Đưa thêm một số chức năng đo đạc vào trong ứng dụng để các kĩ sư có thể khảo sát chi tiết trên mô hình và thực tiễn.

+ Nghiên cứu thêm một số kỹ thuật tái tạo ảnh 3D dựa vào các thiết bị phụ trợ.

+ Đưa thiết bị kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) bằng máy nội soi công nghiệp OLYMPUS NDT IPLEX LX vào trong đời sống. Đặc biệt ứng dụng trong việc tìm kiếm cứu nạn. Các tai nạn trong sập hầm lò hay nhà cao tầng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã cố gắng tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tôi hy vọng nhận được những gợi ý cả về chuyên môn lẫn cách trình bày để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bouma T. et al. (1996). “NIL summary report no”. Dutch Welding Institute, Netherlands.

2. Charlesworth J.P. and J.A.G. Temple. (1989), “Ultrasonic Time of Flight Diffraction”, Research Studies Press.

3. http://www.element.com/services-index/ndt 4. http://www.ndt.net/article/ecndt98/aero/031/031.htm 5. http://www.vision3d.com/stereo.html 6. http://www.olympus-ims.com/vi/rvi-products/iplex-lx/ 7. http://en.wikipedia.org/wiki/Computer_stereo_vision#Applications 8. http://en.wikipedia.org/wiki/Nondestructive_testing 9. http://en.wikipedia.org/wiki/Visual_Test

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm tra không phá hủy dùng phương pháp siêu âm và máy nội soi công nghiệp olympus NDT iplex (Trang 60)