- X¡ = giá trị kích thước của cá thê thứ ¡.
Ghi chú: (+) it phố biển (++) phổ biến
(++) phổ biến (+++) rất phổ biến (—) rất ít phố biễn
Các loài gây hại phổ biến cho vải như : sâu cuốn lá, bọ xít hại nhãn vải, nhện lông nhung, câu cầu xanh, rệp sáắp,...
+ Bọ xít hại nhãn vải: loài này gây hại rất nghiêm trọng cho cây vải vào thời kỳ cây vải ra lộc non, hoa trỗ bông. Bọ xít trưởng thành mặt lưng nâu vàng, bụng màu trắng. Bọ xít trưởng thành cái thường đẻ trứng vào đầu tháng
3, mật độ bọ xít cao nhất vào tháng 4. Trứng bọ xít được đẻ ở mặt dưới của lá,
trứng hình tròn, có màu xanh lục khi mới đẻ và có màu hồng trắng mốc hoặc màu hồng tối khi sắp nở. Bọ xít non và trưởng thành đều dùng vòi cắm vào chích hút dịch những đọt non, cuống hoa và những chùm quả non chưa chín
làm cho bộ phận này bị héo, cháy khô, dẫn đến rụng lá, rụng quả. Vì vậy làm
giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi gặp kẻ thù thì chúng tiết ra chất có mùi hôi, màu vàng làm cho kẻ thù tránh xa chúng.
+ Sâu cuốn lá: qúa trình điều tra, nghiên cứu tại Sóc Sơn, Hà Nội thu
được 2 loài (Sâu cuốn lá hình mái chùa và sâu cuốn lá nâu). Chúng xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10, tháng 11 khi thời tiết vào đông và vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 khi mùa xuân, thời tiết có mưa phùn. Vào thời điểm này, cây
vải thường có lộc non, sâu non thường nhả tơ cuốn 1 hoặc vài lá non thành
một ống đài, năm trong đó ăn lá và khi lá già chúng chui ra ngoài và lại cuỗn lá non khác.
+ Rệp sáp: có nhiều loại rệp sáp khác nhau, chúng gây hại quanh năm cho vải. Chúng thường bám trên lá, bám vào quanh cành, chôi non, cuông quả.
Rệp sáp với số lượng lớn sẽ gây cho các bộ phận này bị biến dạng, còi cọc,
nếu nặng sẽ bị rụng lá, quả gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất CỦa Vải.
+ Nhện lông nhung: đây là loài gây hại có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Nhện lông nhung phát triển quanh năm và mạnh nhất vào mùa xuân vì thời gian này nhiệt độ thấp, mưa phùn, ít năng nhiều mây. Nhện trưởng thành xâm nhập vào các chỗồi non, sinh sống và đẻ trứng ở trong đó. Ban đầu vết lông nhung có màu xanh sau chuyển sang màu trắng bạc, trăng hơi vàng, trắng nâu, sau đó là màu nâu sẫm. Lá bị nhện lông nhung có hình co quắp, phông rộp dẫn tới lá phát triển không bình thường, quang hợp kém và rụng lá.
+ Câu cầu xanh: chúng ăn hại lá non trong các đợt lộc của cây. Lá non bị
øặm rỗ nát, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Câu cấu xanh phá hoại cây vải cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi bị động chúng giả chết rơi xuống lân vào những cành lá cây hoặc rơi xuống đất trú ân sau đó lại leo lên lộc non phá hoại.
+ Sâu đo xanh: xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, lúc đó cây vải ra
những lộc non. Khi bị động chúng có phản ứng dựng đứng thân như cành cây nên rất khó phát hiện. Chúng bám ở trên những lá non và ăn lá non gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
Tại khu vực điều tra nghiên cứu, ngoài những loài sâu hại đã được nêu trên, chúng tôi còn thu được các loài thiên địch. Chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hoà mật độ sâu hại.