Chống thử nghiệm tại hiện trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU POLYME-CLAY NANOCOMPOZIT ĐỂ CHẾ TẠO THANH CỐT NEO CHỐNG GIỮ CÔNG TRÌNH NGẦM pdf (Trang 25 - 26)

Hình 3.3. Sơ đồ khoan, lắp đặt neo epoxy-clay

nonocompozit cốt sợi thủy tinh

- Hộ chiếu chống giữ với bước chống của vì neo là 1m x 1m (được khoan, lắp đặt xen giữa hai vòng neo chất dẻo cốt thép đã được thi công từ K 400

K 403). Chiều dài thanh neo là 1,4 m. Đường kính cốt neo là 22 mm. Chiều sâu lỗ khoan là 1,3 m. Đường kính lỗ khoan 32mm. Số lượng thanh neo trong một vòng là 6 neo. Số lượng vòng neo là 3 vòng (18 thanh neo). Sử dụng 01 thỏi chất dẻo mã hiệu CK2335 do Viện KHCN Mỏ sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Trung Quốc làm chất kết dính cho mỗi lỗ neo.

- Về dây chuyền công nghệ thi công và biện pháp an toàn, tương tự với thi công lắp đặt neo chất dẻo cốt thép của Viện Khoa học Công nghệ mỏ - TKV đang được áp dụng tại công ty TNHH Hồng Thái - Công ty than Uông Bí - TKV. Hình 3.4 mô tả dây chuyền công nghệ thi công lắp đặt vì neo cốt epoxy-clay nanocompozit cốt sợi thủy tinh tại hiện trường.

Hình 3.4. Một số hình ảnh mô tả dây chuyền công nghệ thi công lắp đặt vì neo cốt epoxy - clay nanocompozit cốt sợi thủy tinh tại hiện trường

- Thời gian lắp đặt 1 thanh neo: trung bình 1 phút/1 neo (các vị trí).

- Đã lắp đặt được 16 thanh neo cho 3 vòng: vòng thứ nhất: 6 thanh; vòng thứ 2: 5 thanh; vòng thứ 3: 5 thanh.

- Tại vòng số 2 và số 3 (sát gương), ở hai vị trí neo hông, sau một phút khuấy trộn chất kết dính, chúng tôi thực hiện thử nghiệm mô men xoắn của thanh cốt neo bằng cách cho máy khoan tiếp tục xoay (đuôi neo đã được ngàm cứng bởi chất kết dính) đến khi đầu thanh neo bị đứt tại vị trí miệng lỗ khoan.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU POLYME-CLAY NANOCOMPOZIT ĐỂ CHẾ TẠO THANH CỐT NEO CHỐNG GIỮ CÔNG TRÌNH NGẦM pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)