III. Phân tích khả năng thanh toán của công ty
4. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Bảng 1: Số liệu ban đầu để phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Bảng 2: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn qua 3 năm 2011-2013
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Năm 2011: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,25 cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với 0,25 đồng được tài trợ bằng nợ phải trả.
Năm 2012: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,27 cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với 0,27đồng được tài trợ bằng nợ phải trả
Năm 2013: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,3 cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với 0,3đồng được tài trợ bằng nợ phải trả.
+/- % +/- % Nợ phải trả 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521 5,307,060,807,329 1,099,305,470,254 35.40% 1,102,288,982,808 26.22% Nợ dài hạn 158,929,338,768 59,781,521,230 350,663,213,221 -99,147,817,538 -62.38% 290,881,691,991 486.57% Vốn CSH 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858 17,545,489,315,423 3,015,891,399,374 24.17% 2,052,392,719,565 13.25% Chi phí lãi vay 13,933,130,085 3,114,837,973 104,027,048 -10,818,292,112 -77.64% -3,010,810,925 -96.66% Tổng tài sản dài hạn 6,114,988,554,657 8,587,258,231,415 9,856,483,929,198 2,472,269,676,758 40.43% 1,269,225,697,783 14.78% Tổng tài sản 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379 22,875,414,056,636 4,115,196,869,628 26.41% 3,177,545,636,257 16.13% Lợi nhuận trước thuế 4,978,991,895,071 6,929,668,017,079 8,010,256,856,719 1,950,676,122,008 39.18% 1,080,588,839,640 15.59%
Chênh lệch 2013 so 2012 Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch 2012so 2011 2013 +/- % +/- % 0.25 0.27 0.30 0.02 9.04% 0.03 11.45%
hệ số khả năng thanh toán tổng quát 5.02 4.68 1.86 -0.33 -6.64% -2.83 -60.35% hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 38.48 143.64 28.11 105.17 273.33% -115.54 -80.43% hệ số khả năng thanh toán phí lãi vay 358.35 2225.73 77002.67 1867.38 521.11% 74776.95 3359.66% hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
chỉ tiêu 2011 2012 2013
26
Nhận xét: năm 2012 hệ số này tăng 0,02 lần tương ứng tăng 9,04% so với năm
2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả ( tăng 35,4%) cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (tăng 24,17%) làm hệ số này tăng lên . Tuy nhiên hệ số này qua 2 năm luôn bé hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn trong cơ cấu nguồn vốn.
So với năm 2012 thì hệ số này lại tăng lên trong năm 2013 tăng 0,03 lần tương ứng tăng 11,45%. Sự tăng lên là do tốc độ tăng của nợ phải trả (tăng26,22%) cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu(13,25%)
Trong 3 năm nghiên cứu thì hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu luôn thể
hiện sự nhỉnh hơn về vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy tính độc lập về tài chính của công ty tốt,thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát của công ty năm 2011 là 5,02 lần và năm 2012 là 4,68 lần giảm không đáng kể.
Trong năm 2013 hệ số này giảm đáng kể so với năm 2011 và 2012 xuống mức chỉ còn 1,86 lần; tức giảm tương đối 60,35% so với năm 2012 . Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả là 26,22% còn lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản
(16,13%) làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm xuống còn 1,86 lần . . Điều này
cho thấy năm 2013, mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả
tăng hay khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp giảm đáng kể. Tuy nhiên,
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát bình quân chung của vinamilk trong giai đoạn 2011 – 2013 vẫn khá cao là 3,853 .Cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh là Hanoimilk ( 2,557) cho thấy khả năng thanh toán của công ty vinamilk khá tốt ,cả 3 năm hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ và thừa tài sản để thanh toán nợ phải trả, đó là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng cho vay dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Năm 2011: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là 38,48 lần
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2011, cứ 1đồng nợ dài hạn của công ty được tài trợ bởi 38,48 đồng tài sản dài hạn
27
Năm 2012: Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát của doanh nghiệp là 143,64 lần.
Ý nghĩa: Điều này có nghĩa là trong năm 2012, cứ 1đồng nợ dài hạn của công ty được tài trợ bởi 143,64 đồng tài sản dài hạn
Nhận xét: so với năm 2012 hệ số này đã tăng 105,17 lần tương ứng tăng
273,33%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 nợ dài hạn của công ty giảm mạnh (giảm hơn 99 tỷ đồng tương ứng giảm 62,38%) trong khi đó tài sản dài hạn tăng nhanh (tăng hơn 2400 tỷ đồng với tốc độ tăng là 40,43%).
Năm 2013 hệ số thanh toán nợ dài hạn chỉ còn 28,11lần giảm mạnh so với năm 2012 Sự giảm mạnh của hệ số này là do trong năm 2013, nợ dài hạn của công ty tăng vọt (tăng 290 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 486,57%) nhưng tổng tài sản dài hạn của công ty chỉ tăng với tốc độ tăng là 14,78%). Công ty đã tăng chiếm dụng vốn để kinh doanh.
Qua 3 năm phân tích, hệ số này của doanh nghiệp đều ở mức cao cho thấy khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp tốt thừa khả năng thanh toán nợ dài hạn, nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán phí lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 3 năm liền đều rất cao: năm 2011 là 358,35 lần, năm 2012 là 2225,73 và còn tăng đến 77002,67 gấp hơn 34 lần so với 2012. Nguyên nhân do lợi nhuân trước thuế và lãi vay trong 3 năm liên tục tăng mà chi phí lãi vay của công ty lại giảm mạnh( năm 2012 giảm hơn 10 tỷ đồng tương ứng giảm 77,64%; năm 2013 giảm so với năm 2012 hơn 3 tỷ đồng tương ứng giảm 96,66%).
Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả qua 3 năm đã giảm được chi phí lãi vay khá lớn , lợi nhuân đạt được đã thanh toán tốt các khoản lãi vay. Đây là nhân tố quan trọng hấp dẫn công ty đưa ra quyết định đầu tư, vay thêm tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh để tích lũy lợi nhuận.
28
KẾT LUẬN CHUNG
Năm 2013 là một năm với nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nói riêng, một chỉ số có thể dễ nhận thấy theo báo cáo của Tổng cục thống kê là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng khoảng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong bốn năm trở lại đây.
Trong bối cảnh đó, Vinamilk vẫn hoạt động tốt và hoàn thành các kế hoạch đề ra của công ty. Theo định hướng doanh thu – lợi nhuận giai đoạn 2012 - 2016, đến năm 2013, Vinamilk đã đạt tổng doanh thu là 31.586 tỷ đồng (tăng 16,6% so với năm 2012), tổng lợi nhuận là 6.534 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2012). Mặc dù mức tăng này thấp hơn mức tăng của các năm trước nhưng nhờ những nỗ lực trong việc tối ưu hóa hiệu quả quản lý, kiểm soát tốt chi phí, lợi nhuận của Vinamilk đã vượt 5% so với kế hoạch (tương đương vượt 304 tỷ đồng) và nếu xét theo lũy kế, chỉ tiêu lợi nhuận cho đến năm 2013 đã đạt được 95% so với kế hoạch tới năm 2016. Điều này cho thấy rằng Vinamilk đã đạt được những cột mốc theo kế hoạch 5 năm. Thời điểm hiện nay, giá trị vốn hóa của Vinamilk là 112.518 tỷ đồng (tương đương 5,35 tỷ USD và tăng 53,4% so với cuối năm 2012) cho thấy vị thế và danh tiếng của Vinamilk tiếp tục được khẳng định.
Trên đây là những tìm hiểu của nhóm về khả năng thanh toán của Vinamilk và những nhận định chủ quan của các thành viên trong nhóm. Với kiến thức chưa vững chắc và kinh nghiệm thực tế chưa đầy đủ nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ cô và các bạn.