Lớp tham gia đầy đủ các phong trào do đoàn trường tổ chức và đạt được: giải ba văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam; giải nhì viết thư pháp và giải nhất kéo co trong buổi sinh hoạt chủ điểm chào mừng ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
- Thành tích quan trọng là đã tạo nên một tập thể đoàn kết, gắn bó, yêu thương.
TẬP THỂ LỚP 11A4 TRƯỜNG THPT ĐĂKMIL- NĂM HỌC 2014-2015
Như vậy việc tác động các biện pháp nêu trên đã thu được một số kết quả nhất định. Sáng kiến kinh nghiệm này qua trải nghiệm qua thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng là nhiệm vụ không dễ. Vì vậy để đạt được kết quả nhất định thì cần người giáo viên chủ nhiệm phải có sự tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công tác chủ nhiệm. Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với đối tượng học sinh, sự cảm hóa HS từ sự gần gũi, quan tâm, sẻ chia và động viên là rất quan trọng, rất cần thiết. Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm, động viên, khuyên bảo thì chắc chắn các em sẽ cảm nhận được và tiến bộ hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận 3.1. Kết luận
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ rất nhiều công sức và thời gian.Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục HS thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn những biện pháp thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…
Để xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, tiến bộ, các em HS có ý thức học tập và phẩm chất đạo đức tốt cần phải có mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữ GVCN và HS, giữa giữa cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên trong tập thể đều có thể chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc, sự thông cảm với nhau, giúp nhau vượt qua những khó khăn của mình. Trước hết GVCN cần phải có sự gần gũi, quan tâm, chia sẻ và động viên kịp thời với các em HS. Từ GVCN sự yêu thương chia sẻ đó sẽ dễ dàng lan tỏa đến các em, như một luồng gió mát thổi vào tâm hồn còn rất thơ ngây của các em, giúp các em trở thành những con người sống biết yêu thương, quan tâm mọi người, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3.2. Kiến nghị
GVCN lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Muốn giáo dục tốt HS đòi hỏi GVCN phải có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên thực tế cho thấy những kinh nhiệm đó chủ yếu là các GVCN tự học hỏi và rút kinh nghiệm trong thời gian công tác, sẽ nhanh và tốt hơn nếu Sở Giáo dục và đào tào hoặc trường tổ chức được những lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tổ chức các cuộc thi GVCN giỏi cấp trường và cấp sở, để các giáo viên chủ nhiệm có cơ hội trao đổi, chia sẻ những khinh nghiệm với nhau trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tăng cường hơn nữa việc viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, mở rộng những mô hình, phương pháp hay hiệu quả trong công tác chủ nhiệm và sẽ thưởng cao để động viên cho ai có những sáng kiến kinh nghiệm hay và thiết thực.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVCN, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm lớp, cần bổ sung thêm kế hoạch thi đua, khen thưởng kịp thời, đúng lúc nhằm động viên cá nhân và tập thể có thành tích.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc kết qua nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, những kinh này đã được bản thân áp dụng trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tôi viết đề tài này với mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp về những kinh nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm. Song vì đề tài được viết còn mang tính chủ quan, dựa trên những kinh nghiệm cá nhân nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để đọc bài viết này của tôi!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58 Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
3. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Thực hành về giáo dục học, NXB Hà Nội. 4. Phạm Khắc Chương, Kim chỉ nam nhân cách học trò.
5. Bùi Ngọc Diệp, Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
6. Đặng Vũ Hoạt (1996), Giáo dục học đại cương,
7. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lí học đại cương, NXB Hà Nội.
8. Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Hà Nội.
PHỤ LỤC
1.Kết quả thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. 2. Bảng tổng hợp thi đua học kỳ I – nhóm I năm học 2014-2015. 3. Bảng tổng hợp thi đua học kỳ II – nhóm I năm học 2014-2015. 4. Kết quả cuối năm học 2014-2015 của lớp 11A4.
5. Giấy khen của hiệu trưởng trường THPT ĐăkMil tặng tập thể lớp 11A4 trong phong trào thi đua ở học kỳ I.
6. Giấy khen của hiệu trưởng trường THPT ĐăkMil tặng tập thể lớp 11A4 trong phong trào thi đua ở học kỳ II.
7. Giấy khen của ban chấp hành đoàn trường tặng chi đoàn 11A4 đạt giải nhì - khối 11- Giải bóng đá nam chào mừng 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
8. Giấy khen của ban chấp hành đoàn trường tặng chi đoàn 11A4 đã có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên năm học 2014- 2015.