2. NỘI DUNG
2.4.5.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm
Bảng 2.4.2. Kết quả sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Điểm (xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 ∑ Số lượng HS (ni) 0 4 18 92 128 96 23 5 366
Tỷ lệ điểm giỏi: 28/366 Điểm trung bình: 6,046 Phương sai ( S2): 1,081 Độ lệch chuẩn : 1,086 Nhóm đối chứng Điểm (xi) 2 3 4 5 6 7 8 9 ∑ Số lượng HS (ni) 11 26 53 138 96 38 2 0 364 Tỷ lệ điểm giỏi: 2/ 364 Điểm trung bình: 5,1098 Phương sai ( S2): 1,422 Độ lệch chuẩn: 1,192 * Đánh giá về định lượng
Kết quả ở bảng 3.4.2 cho thấy: điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Ở nhóm ĐC vẫn không có sự thay đổi lớn so với kết quả kiểm tra trước TN.
* Đánh giá kết quả về định tính
Trong quá trình chấm bài kiểm tra chúng tôi nhận thấy:
Mức độ hiểu bài của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC. Các em trả lời những câu hỏi tương đối đầy đủ. Trong phần tự luận các em đã bộc lộ được cảm nhận, thái độ của mình cho dù lời văn của nhiều bài không được mượt mà. Bên cạnh đó có một số bài luận viết rất tốt, giàu cảm xúc. Ở các lớp ĐC, ở phần trắc nghiệm các em trả lời được một số câu hỏi, riêng phần tự luận HS vẫn còn mắc nhiều lối diễn đạt chủ yếu là mô phỏng, chưa bộc lộ được sự sáng tạo trong cảm nhận.
So sánh điểm trung bình kiểm tra trước TN và sau TN của các lớp TN: điểm trung bình kiểm tra sau TN của nhóm TN (6,04) cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước khi TN (5,06).
* So sánh kết quả tổng hợp trước thực nghiệm và sau thực nghiệm + Nhóm TN:
So với trước TN: kết quả tăng lên đáng kể (0,98) chứng tỏ HS học tập có tiến bộ,
có hiệu quả cao hơn. So với lớp ĐC:
Biểu đồ 2.4.3. Biểu đồ biểu diễn kết quả thực nghiệm
Biểu đồ 3.1 cho thấy kết quả kiểm tra ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Số lượng HS có điểm yếu kém thấp hơn nhóm ĐC trong khi số học sinh có điểm trung bình khá và giỏi tăng rõ rệt so với nhóm ĐC.
Nhóm ĐC: điểm trung bình của HS ít có sự thay đổi so với kết quả ban đầu.
Kết quả nhìn chung qua quan sát lớp học: HS biểu lộ HT qua nét mặt, cử chỉ, hành động, các em có sự tập trung chú ý vào bài học, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động học tập.
Kết quả trắc nghiệm tâm lý của HS của các lớp TN: trong quá trình TN chúng tôi đã tiến hành bài dạy trên cơ sở có vận dụng các biện pháp đã đề xuất. Sau giờ học, chúng tôi cũng đã tiến hành cho HS làm trắc nghiệm tâm lý nhằm phát hiện ra tác dụng của các biện pháp đối với việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học.
Bảng 2.4.4 Kết quả trắc nghiệm tâm lí sau thực nghiệm
STT Biện pháp Số Lượng
01 Câu hỏi tình huống 172
02 Đọc diễn cảm 180 03 Chú giải 132 04 Bình thuyết giảng 157 05 So sánh đối chiếu 163 06 Dẫn nhập 156 07 Kết thúc 170 08 Chia nhóm 146 3. KẾT LUẬN
3.1. So sánh, đối chiếu với mục đích nhiệm vụ đề tài đã đề ra, đề tài đạt được những kết quả sau
Tạo HT cho HS trong quá trình học tập là một vấn đề mang tính khoa học và thiết thực. Đây là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ cơ sở lí luận của những vấn đề về HT, vai trò của người học, từ những đặc trưng của đối tượng chiếm lĩnh là văn bản nghệ thuật và những vấn đề cơ bản của dạy Đ-H văn học ở nhà trường phổ thông, chúng tôi đã đưa thêm được những luận điểm nhằm làm rõ cơ sở lí luận gắn với đề tài. Bên cạnh việc phân tích cơ sở lí luận, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học, đi sâu tìm hiểu những nhu cầu, sở thích của học sinh cũng như những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học để từ đó xây dựng được một số biện pháp phù hợp và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ TĐ trong nhà trường.
Các biện pháp tạo HT đều có những mục đích, yêu cầu thể hiện và được triển khai qua các bước cụ thể. Khi xây dựng biện pháp, chúng tôi đã gắn với tiến trình của một giờ dạy và chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, năng động trí tuệ của HS cũng như tạo ra một môi trường tập thể thuận lợi cho HS học tập. Trong các biện pháp chúng tôi nhấn mạnh đến yêu cầu về tính nghệ thuật trong việc tạo hứng thú. Căn cứ vào hoạt động dạy học văn là một hoạt động chiếm lĩnh văn chương mang tính đặc thù, từ những đặc điểm và sự hình thành HT, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các biện pháp thành một số nhóm. Việc quy nhóm chỉ mang tính chất tương đối bởi có những biện pháp chứa trong nó sự giao thoa của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, việc phân nhóm sẽ giúp làm rõ hơn tác động về mặt tâm lí và PP dạy học đến đối tượng là học sinh. Để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp, chúng tôi đã tiến hành soạn giáo án theo những biện pháp đã đề xuất và tiến hành dạy thể nghiệm. Kết quả bước đầu thu được nhờ việc vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy học là khá khả quan. Chúng tôi nhận thấy học sinh đã hào hứng sôi nổi tham gia vào quá trình học tập. Giờ học thơ TĐ vì thế đã trở nên sinh động và mang lại hiệu quả cao hơn.
3.2. Triển vọng của đề tài
Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu mới có thể áp dụng trong các giờ dạy thơ trung đại ở trường THPT. Nếu như có thời gian và điều kiện nghiên cứu, chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục khai thác sâu hơn nữa các biện pháp dạy thơ trung đại đồng thời mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu không chỉ riêng đối với thơ trung đại mà còn sang cả những thể loại khác.
Mọi sự đổi mới đều không ngoài mục đích phát huy tính tích cực, đem lại HT cho người học. Chúng tôi lấy đó làm mục tiêu hướng tới của đề tài. Hi vọng rằng những điều đã được thể hiện sẽ góp một phần nhỏ giúp GV giải quyết những khó khăn đặt ra, từng bước đem lại HT cho học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên, do thời gian, năng lực và kinh nghiệm chưa nhiều, đối tượng nghiên cứu tương đối mới, chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.3.Kiến nghị
Xuất phát từ những kết quả đã đạt được, với mong muốn để đề tài được hiện thực hóa trong thực tiễn chúng tôi xin được đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Đối với giáo viên: khi sử dụng biện pháp cần phải chú ý đến những đặc điểm
về năng lực, nhu cầu của học sinh cũng như phải tính đến năng lực, thế mạnh của mình để có sự lựa chọn biện pháp thích hợp.
Trong quá trình dạy học: cần xây dựng cho học sinh một động cơ học tập đúng đắn thông qua việc tổ chức những giờ học một cách có nghệ thuật, hấp dẫn. Cung cấp và khắc sâu những tri thức về thể loại thi pháp và phương pháp tiếp cận văn bản thơ TĐ phù hợp.
Đối với nhà trường: cần trang bị cho giáo viên đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ
cho dạy học. Tổ bộ môn cần tăng cường tổ chức những hoạt động trao đổi, thảo luận về nội dung và PP dạy học thơ TĐ cũng như tổ chức những hoạt động ngoại khóa cho học sinh, khuyến khích học sinh tìm hiểu các vấn đề về thơ TĐ.
Đối với các cấp ban ngành liên quan: Cần có những chuyên đề bồi dưỡng
những kiến thức và PP dạy văn học trung đại nói chung và thơ TĐ nói riêng cho GV; cần tăng thêm thời gian cho mỗi bài dạy về thơ TĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.g. Covaliốp (1971), Tâm lí học cá nhân tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. B.X. Naidenop (1979), Phương pháp đọc diễn cảm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Lê Mĩ Bình (2004), Tìm hiểu hứng thú học môn tiếng Anh của học sinh THCS thuộc huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại học Sư phạm Huế
4. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá, Hà Nội.
5. Carroll E.Izard (1992), Những cảm xúc ở người, NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phương pháp dạy văn thơ cổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Cruchetxki (1981), Những cơ sở của tâm lí học sư phạm tập 2, NXB Giáo dục. Hà Nội
8. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
9. Trương Dĩnh (1997), Phương pháp dạy học văn ở trường trung học phổ thông,
ĐHSP Huế.
10. Trương Dĩnh (2007), “Nâng cao hiệu quả chất lượng văn chương ở trường PTTH - Những bình diện cảm thụ”, Kỉ yếu hội thảo, ĐHSP Huế.
11. Trương Dĩnh (2005), “Văn học và niềm vui” Kỉ yếu hội thảo khoa học, ĐHSP Huế. 12. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên (2006), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. G. I. Sukina (1971), Vấn đề hứng thú trong khoa học và giáo dục, Tư liệu trường ĐHSP Hà Nội.
14. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Phương pháp dạy học ngữ văn- Những vấn đề cập nhật, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), Để dạy tốt văn học trung đại ở nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Dư Khánh (2006), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Minh Khuê (2007), “Thực trạng dạy và học thơ chữ Hán ở nhà trường phổ thông – thực trạng và giải pháp”,Tạp chí Dạy và học ngày nay, (1) tr 41.
20. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học giảng dạy văn học, NXB GD, Hà Nội. 21. Phan Trọng Luận (1969), Rèn tư duy qua giảng dạy văn học, NXB GD, Hà Nội. 22. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Phương pháp dạy học văn, NXB GD Hà Nội. 23. Phan Trọng Luận (1978), con đường nâng cao hiệu quả dạy văn, NXB GD, HN 24. Phan Trọng Luận (2005), Tuyển tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Vũ Nho (1999), Nghệ thuật đọc diễn cảm, NXB Thanh niên, Hà Nội
26. Phương Lựu - Trần Đình Sử (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Trần Đình Sử (2004), “Đọc hiểu văn bản - Một khâu đột phá trong dạy học ngữ
văn”, Tạp chí Giáo dục, (102) tr 16-18.
28. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Trần Đình Sử (2003), Đọc văn- học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Đặng Thiêm (2005), Cùng học sinh khám phá qua mỗi giờ văn, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
31. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục Hà Hội.
32. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, NXB Giáo dục Hà Nội.
33. Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 34. Đoàn Thị Thu Vân (1996), Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của Việt Nam từ
TK XI - hết TK XIV, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
35. Lê Trí Viễn (1998), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh