Tình hình rối loạn stress cấp tính tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh rối loạn stress cấp tính (Trang 25 - 26)

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê cụ thể về số người bị stress cấp tính, nhưng bệnh nhân bị cơn stress cấp tính nhập viện đã trở nên rất phổ biến và có biểu hiện gia tăng ở Khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai. Ở các cơ sở tâm lý và bệnh viện khác, số người đến điều trị rối loạn stress ngày càng tăng, chủ yếu là rơi vào đối tượng là sinh viên và những người đi làm. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, tại công ty tư vấn Hồn Việt, chỉ tính riêng từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2006 có tới 10 ca tư vấn stress sinh viên thì có 2 ca là stress nặng.

Tại một cuộc điều tra của Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh vào năm 2010 tại trường ĐH Y Dược trên 182 người thì tỷ lệ stress bệnh lý là 24,2%, trong đó có 2,8% biểu hiện bệnh lý tâm thần.

Theo thống kê tại trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, được thực hiện bởi Ngô Hoàng Anh, Vũ Ngọc Duy và Nguyễn Thị Mỹ Trên 200 sinh viên, có đến 69 sinh viên có biểu hiện stress nặng. Trong đó có những trường hợp đã chuyển sang trầm cảm nặng.

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng có tỷ lệ mắc chứng rối loạn thần kinh do stress khá cao. Theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, mỗi tuần khoa Tâm thần – Thân kinh trẻ em tiếp nhận khoảng 300 – 400 bệnh nhi. Trong 3 tháng đầu năm 2007, có khoảng 3,687 lượt khám, trong đó chứng rối loạn thần kinh liên quan đến stress có đến 127 trường hợp.

Từ những con số thống kê trên có thể cho thấy rằng tình trạng stress nặng đã và đang tăng lên rất nhiều do áp lực từ việc học tập, công việc, và cuộc sống.

Ở nước ta, hiện nay trình độ dân trí còn thấp nên sự thiếu hiểu biết của người dân về rối loạn stress cấp tính nói riêng và các rối loạn stress khác nói chung còn hạn chế. Thực tế đã cho thấy, có nhiều trường hợp bị rối loạn stress cấp tính, người nhà bệnh nhân thường rất hoảng sợ và tìm cách đưa ngay đến phòng cấp cứu, vì họ nghĩ đến những căn bệnh gây nguy

hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, khoa hồi sức cấp cứu lại không phải là nơi giải quyết căn nguyên gây ra cơn stress cấp tính. Bệnh nhân bị cơn stress cấp tính mặc dù có các biểu hiện trông rất nguy kịch, trong một số trường hợp không cần cấp cứu hay thuốc, mà chỉ cần tiến hành liệu pháp tinh thần. Do nguyên nhân người bệnh không nguy kịch cũng đến khoa hồi sức cấp cứu khiến quá tải càng thêm quá tải, gây ra áp lực rất lớn cho ngành y tế. Bệnh nhân đã làm tất cả các xét nghiệm cần thiết đều cho các kết quả âm tính, bác sĩ thường chuyển bênh nhân sang khoa tâm thần hay các trung tâm trị liệu tâm lý. Tuy đã có kết quả xét nghiệm nhưng bệnh nhân và người nhà không tin vào kết quả và cho rằng bác sĩ thiếu trình độ, thiếu quan tâm chăm sóc bệnh nhân, nên chuyển sang trách móc, bất bình thậm chí là khiếu kiện y bác sĩ. Họ không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mà tự ý chạy chữa nhiều nơi thiếu uy tín, không có giấy phép hành nghề, chữa bằng tâm linh thầy bùa, thầy cúng… Họ còn tự động mua thuốc chữa trị cho mình điều này dẫn đến tiền mất tật mang, lợi bất cập hại.

Thực trạng chung của ngành y tế đang trong tình trạng quá tải đáng báo động. Thiếu đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao về chất lượng cả thiếu về số lượng. Nếu tính trên đầu người thì đội ngũ y bác sĩ của nước ta rất thấp, một bác sĩ phải gồng gánh công việc cho nhiều bác sĩ, dẫn đến tình trạng stress hay mắc sai sót trong điều trị là điều khó tránh khỏi. Trong việc phân biệt ranh giới giữa biểu hiện nguy kịch giả của bệnh nhân bị cơn stress cấp tính với người bị các bệnh thực thể nặng thật, giữa ngất và giả ngất chỉ trong gang tấc. Điều này đòi hỏi trình độ và bản lĩnh vững vàng của các bác sỹ để tránh sai lầm chẩn đoán bệnh. Nếu bệnh nhân bị bệnh nguy kịch thật, mà bác sỹ lại chẩn đoán nhầm thành cơn stress cấp tính lại là điều cực kỳ nguy hiểm.

Như đã đề cập, do tình trạng quá tải chung nên bác sỹ đôi khi không có thời gian giải thích kỹ càng với người nhà bệnh nhân, khiến họ bất bình đâm ra khiếu kiện làm cho uy tín của bác sĩ và cả ngành y tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, ngành y tế rất thiếu các trung tâm y tế tuyến dưới cũng như chất lượng không được bảo đảm, dẫn đến tâm lý người dân hay chữa trị ở các tuyến trên làm quá tải hệ thống bệnh viện. Sự quá tải là nguyên nhân cho việc cấp cứu không kịp thời cũng như khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh nhất là rối loạn stress cấp tính với các bệnh lý khác.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh rối loạn stress cấp tính (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w