Hồi lưu VCM:

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ hóa dầu và chế biến polyme (Trang 62 - 63)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHỰA PVC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HUYỀN PHÙ Ở NHÀ MÁY TPC VINA

9. Hồi lưu VCM:

Thu hồi hơi VCM trong bình Blow Down bằng áp suất âm, sau thu hồi VCM còn lại khoảng 1% trong bình Blow Down.

VCM dạng hơi thoát ra từ thiết bị phản ứng chính, bể Blow Down, Blend Tank, Tháp VCM Stripper được dẫn về các thiết bị tách bọt. Sau đó cho qua thiết bị ngưng tụ để ngưng tụ VCM (dùng nước ở nhiệt độ thường) rồi vào bình chứa VCM lỏng.

Từ bình chứa, VCM lỏng được bơm qua các tháp xử lý.

Gồm 2 tháp xử lý. Tháp thứ nhất là tháp hấp phụ, trong tháp đổ đầy NaOH dạng rắn để hút nước. Tháp thứ hai là tháp chưng cất để tinh chế VCM.

Sau đó VCM lỏng được hồi lưu về thùng chứa VCM ban đầu.

10. Tách nước:

Hỗn hợp sau khi qua tháp VCM Stripper được đưa qua một thùng khuấy trộn trung gian. Từ thùng này hỗn hợp được bơm vào máy ly tâm. Trong máy ly tâm, PVC ẩm có độ ẩm khoảng 70% được tách nước xuống còn độ ẩm khoảng 20 – 25%.

11. Sấy:

Bằng thiết bị sấy tầng sôi (máy sấy 1 tầng).

PVC từ máy ly tâm được chuyển xuống thiết bị sấy tầng sôi. Trong thiết bị sấy tầng sôi, không khí nóng thổi từ dưới lên với tác dụng chính là tạo lỏng giả cho bột. Nước nóng được bơm qua vỏ áo có tác dụng làm khô vật liệu sấy.

Sau khi sấy hàm ẩm của PVC giảm xuống còn khoảng 0,3%.

12. Sàng phân loại:

Bằng sàng chấn động

Bột PVC từ thiết bị sấy được chuyển qua sàng chấn động. Sau khi sàng lượng hạt thô rất ít, chỉ chiếm khoảng 0,05%.

13. Đóng bao:

14. Xử lý nước thải:

Nước thải từ các công đoạn được tập trung rồi đưa qua tháp xử lý nước thải, hơi từ đỉnh tháp đưa về thiết bị thu hồi VCM. Nước thải chảy ra hệ thống thoát nước.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ hóa dầu và chế biến polyme (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)