5.1. KẾT LUẬN
1. Hệ thống canh tác của nông dân xã Mỹ Bằng rất đa dạng, bao gồm hoạt động thuần nông, kết hợp sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tập đoàn cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú bao gồm: cây lương thực (lúa, ngô, khoai…); các loại cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương; cây chè, cây cây ăn quả, v.v…vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn và gia cầm; các loại thủy sản.
2. Xu hướng đa dạng hóa nông nghiệp bao gồm đa dạng hóa sản xuất ra khỏi mặt hàng truyền thống và sản xuất nông lâm kết hợp.
3. Thực hiện mục tiêu tăng thu nhập, xu hướng chuyển dịch hệ thống canh tác của hộ theo hướng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp.
5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân xã Mỹ Bằng Bằng
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, của xã Mỹ Bằng, một xã trung du miền núi, phù hợp cho cây chè và cây ăn quả phát triển.
* Đối với hệ thống canh tác nông nghiệp
– Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với thu nhập của một số hộ nông dân, song hệ thống canh tác nông nghiệp chuyển dịch sang các cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển hàng hoá nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động cho người nông dân.
– Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo sát với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có của vùng.
– Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
* Đối với hệ thống sản xuất phi nông nghiệp
– Phát triển hệ thống hoạt động phi nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp như: chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
– Khôi phục các nghề truyền thống, đầu tư khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thế Anh (2008), Luận cứ khoa học chuyển đổi kinh tế, Viện Chiến lược kinh tế.
2. Phạm thị Cần, Vũ văn Phúc, Nguyễn văn Kỷ, (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 26- NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; báo Nhân Dân,ngày 17/8/2008.
4. Lê Thế Hoàng – Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi tỉnh Sơn La nhằm phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường 2000.
5. Nguyễn Mạnh Hải, Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2005.
6. Hà Quế Lâm (2002). Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp.
7. Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng – Nghiên cứu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng 2002.Viện Chính sách.
8. Lê Thị Nghệ (2006), Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng sông Hồng, Viện chính sách.
9. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2006), Báo cáo đa dạng hóa nông nghiệp ở Việt Nam.
10.Quyết định Số: 33/QĐ-UBND, về việc thành lập Ban hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp thuộc Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại các huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn.
11. Nguyễn Đức Thành (2008),Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, CEPR – ĐHQG Hà Nội
12. UBND tỉnh Tuyên Quang, niên giám thống kê 2005, 2010.
13. UBND xã Mỹ Bằng, báo cáo tình hình kinh tế – chính trị – xã hội năm 2010.
INTERNET