3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của ngô ở giai đoạn cây non
Việc đánh giá khả năng chịu hạn của các giống ngô ngoài đồng ruộng thường rất khó khăn và hạn chế vì không khống chế được lượng nước theo yêu cầu thí nghiệm. Để nhanh chóng đánh giá được khả năng chịu hạn của các giống ngô khác nhau góp phần định hướng cho việc chọn ra giống chịu hạn có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của 2 giống ngô ở giai đoạn cây non theo các chỉ tiêu sau: tỉ lệ cây không héo, tỉ lệ cây phục hồi và chỉ số chịu hạn, kết quả nhận được ở bảng 3.
Bảng 3: Đánh giá khả năng chịu hạn của 2 giống ngô (%CKH: % cây không héo; %CPH: % cây phục hồi)
Tên giống
1 ngày 3 ngày 5 ngày Chỉ số chịu hạn (S) % CKH % CPH % CKH % CPH % CKH % CPH LVN 66 95 33 61 50 17 87 2709 LVN 81 65 28 50 40 5 67 1469
Khả năng chịu hạn của 2 giống ngô LVN 66 và LVN 81 còn được biểu diễn bằng đồ thị hình rada 6 chiều ở các ngưỡng thời gian chịu hạn là 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày (hình 5). Diện tích hình đa giác càng lớn thì khả năng chịu hạn càng cao. Diện tích Sn hình lục giác là tổng diện tích các hình tam giác trong đồ thị hình rada.
22
Hình 5: Biểu đồ hình rada biểu diễn khả năng chịu hạn của 2 giống ngô
Kết quả trên cho thấy giống LVN 66 là giống chịu hạn tốt hơn với chỉ số chịu hạn 2709, còn giống LVN 81 chịu hạn kém hơn với chỉ số chịu hạn là 1469. Chỉ số chịu hạn S càng lớn thì khả năng chịu hạn càng cao.