BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TOÁN TỔ HỢP XÁC SUẤT ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN (Trang 29 - 30)

Qua chuyên đề này tôi nhận thấy: Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì mỗi giáo viên cần phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải tâm huyết với nghề, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp sao cho học sinh hiểu bài nhanh và nhớ lâu nhất. Các bài tập sinh học nên phân loại thành các dạng khác nhau và đưa ra phương pháp giải chung cho từng dạng từ đó giúp học sinh có khả năng nắm bắt, tự giải quyết các bài tập nhanh chóng và hiệu quả hơn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu "Ứng dụng toán tổ hợp, xác suất dể giải nhanh một số bài tập di truyền", tôi thấy vấn đề này là rất cần thiết không những đối với học sinh mà cả đối với giáo viên chúng ta, đặc biệt là các giáo viên đang trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9.

Đối với giáo viên nếu nghiên cứu chuyên đề này sâu hơn nữa sẽ giúp ta có nhiều cách giải bài tập. Từ đó, giáo viên có thể vững vàng, tự tin hơn khi giảng dạy bài tập di truyền. Đối với học sinh, theo kết quả thực nghiệm ở trên nếu các em được hướng dẫn hoặc tự nghiên cứu chuyên đề này sẽ kích thích lòng say mê của các em, tích cực chủ động sáng tạo tìm ra được các lời giải hay cho mỗi bài tập di truyền có ứng dụng toán tổ hợp, xác suất.

Trên đây tôi chỉ đưa ra ứng dụng toán tổ hợp, xác suất để giải nhanh 1 số bài tập di truyền. Do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều, chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của và chia sẻ của đồng nghiệp.

II. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TOÁN TỔ HỢP XÁC SUẤT ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP DI TRUYỀN (Trang 29 - 30)