Bảng 2.12: Các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty, năm 2008-2010

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LONG SINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 63 - 106)

3 41.267.178.52 3 36.159.580.47 3 2. TSLĐ&ĐTNH Đồn g 33.911.381.94 0 26.133.935.56 6 23.244.639.21 1 3. Tiền Đồn g 2.936.058.843 1.508.443.200 3.260.670.494 4. Nợ phải trả Đồn g 17.771.391.73 2 16.042.423.11 8 14.928.477.89 5 5. Nợ ngắn hạn Đồn g 17.771.391.73 2 16.042.423.11 8 14.928.477.89 5 6. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 2,88 2,57 2,42

7. Khả năng thanh toán NNH Lần 1,91 1,63 1,56

8.Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,17 0,09 0,22

9.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồn

g 353.846.182 5.758.526.954 2.271.873.947

10. Lãi vay Đồn

g 578.129.874 520.104.959 1.060.906.741 11. Khả năng thanh toán lãi vay Lần 0,61 11,07 2,14

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Long Sinh). - Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành.

Trong ba năm 2008, 2009, 2010 tỷ số này có xu hướng giảm dần, lần lượt là 2,88; 2,57; 2,42 là do sự giảm xuống của tổng tài sản và các khoản nợ phải trả vẫn đang ở mức cao. Đặc biệt là nợ phải trả cho người bán, vay và nợ ngắn hạn cao, do giá cả nguyên nhiên liệu

tăng cao trước và sau khi khủng hoảng, cùng với khoản phải trả cho người lao động trên 800 triệu đồng trong năm 2010. Tuy nhiên trong ba năm thì tỷ số này vẫn lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ Công ty có thể trang trải tất cả các khoản nợ của mình khi sử dụng toàn bộ tài sản hiện có.

- Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong suốt ba năm 2008, 2009, 2010 giảm dần ở mức 1,91; 1,63; 1,56. Từ những chỉ số trên ta thấy tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty rất tốt. Lượng vốn mà Công ty nợ không đáng kể so với số tài sản ngắn hạn mà công ty hiện có. Điều này sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế nhất định khi tiến hành vay vốn trong thời gian tới. Với khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt như vậy Công ty đã tạo được lòng tin từ người cho vay và các tổ chức tín dụng.

Hệ số nợ ngắn hạn của Công ty tuy có giảm trong ba năm qua nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với 1. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn lâu dài của doanh nghiệp. Nghĩa là hàng hoá tồn kho của Công ty còn nhiều, các khoản phải thu của Công ty lại khá lớn. Nguồn vốn của Công ty bị đọng lại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty cần phải giải quyết được lượng lớn hàng tồn kho thì sẽ có được nguồn vốn lớn để thực hiện đầu tư trong thời gian tới.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ số này trong ba năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,17; 0,09; 0,22. Các chỉ số này trong ba năm đều nhỏ hơn 0,5. Điều này cho thấy Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc dùng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đặc biệt là trong thời gian cuối năm. Các khoản nợ này chủ yếu xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh như nợ phải trả cho người bán, tiền lương của công nhân viên, chi phí lưu kho… Nhưng các chỉ số này không cho thấy Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn mà chỉ cho thấy vào thời điểm cuối năm do doanh nghiệp đã sử dụng quá nhiều vốn vào sản xuất. Mặc khác, hàng tồn kho nhiều cộng với các khoản phải thu cũng khá lớn nên làm cho doanh nghiệp không thể chủ động về tiền mặt để thanh toán trong thời gian ngắn hạn.

Để cải thiện tình hình này Công ty cần phải điều chỉnh khối lượng hàng tồn kho cho phù hợp và tăng cường công tác thu hồi các khoản phải thu hơn nữa trong những năm tới. Có như vậy Công ty mới có thể có được một lượng lớn tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không chỉ trong thời gian cuối năm mà còn trong cả quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong ba năm 2008, 2009, 2010 tỷ số này lần lượt là 0,61;11,07; 2,14. Năm 2008 Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn nên khả năng thanh toán lãi vay giảm xuống thấp. Điều này không có nghĩa là Công ty không có khả năng thanh toán lãi vay. Việc thanh toán lãi vay luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà tỷ số này tăng cao trong năm 2009. Năm 2010 chỉ số này giảm xuống rất thấp so với năm 2009. Tuy không cao bằng năm 2009 nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, thanh toán lãi vay của Công ty là rất tốt. Chỉ số này vẫn lớn hơn 1. Thế nhưng thực tế cho thấy Công ty vẫn còn khá dè dặt trong việc tiến hành vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Công ty là nguồn vốn tự có, hay nói cách khác là nguồn vốn từ chủ sở hữu.

Trong thời gian qua, Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay rất hiệu quả, cùng với việc thanh toán lãi vay kịp thời đã tạo được lòng tin từ người cho vay. Cho nên trong thời gian tới nên có kế hoạch tăng cường vay vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc tăng nguồn vốn vay sẽ giúp cho Công ty có được nguồn lực tài chính dồi dào hơn và có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Qua việc phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán trên ta thấy các tỷ số này có xu hướng giảm trong ba năm. Tuy đang có xu hướng giảm nhưng các tỷ số này vẫn ở mức cao. Điều này cho chúng ta thấy Công ty đang có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình tương đối tốt. Năm 2008 là năm khả năng thanh toán của Công ty giảm mạnh. Đây là năm mà Công ty gặp nhiều khó khăn nhất. Công ty đã trang trải tất cả các khoản nợ ngắn hạn, thanh toán lãi vay rất tốt nhưng vấn đề mà công ty gặp phải trong cả ba năm qua là không có đủ lượng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ vào dịp cuối năm.

Nhìn chung đây là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang lành mạnh.

b. Phân tích tỷ số khả năng hoạt động của Công ty, năm 2008-2010.

Bảng 2.10: Các tỷ số khả năng hoạt động của Công ty, năm 2008- 2010.

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2008 2009 2010

1. Doanh thu và các khoản

thu Đồng 115.009.896.053 74.599.675.097 77.449.709.369 2. Tổng tài sản Đồng 51.137.207.003 41.267.178.523 36.159.580.473 3. Vòng quay tổng vốn (1/2) Vòng 2,25 1,81 2,14 5. Hàng tồn kho Đồng 18.229.076.232 9.687.776.446 12.202.179.276 6. Vòng quay HTK (4/5) Vòng 6,31 7,7 6,35

7. Số ngày lưu kho (360/6) Ngày 57 47 57

8. Các khoản phải thu Đồng 12.037.523.845 13.670.904.187 7.369.941.208

10. Tổng tài sản cố định Đồng 4.470.017.837 12.657.071.933 11.983.735.767 11. Hiệu suất sử dụng

TSCĐ (1/10) Đồng 25,73 5,9 6,46

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Long Sinh). - Vòng quay tổng vốn.

Năm 2008 vòng quay tổng vốn là 2,25. Nghĩa là năm này trung bình Công ty bỏ ra một đồng vốn ban đầu nhưng thu được hơn 2 đồng doanh thu và các khoản thu nhập. Năm 2009 tuy giảm so với năm 2008 nhưng vẫn cho thấy Công ty đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình. Điều đó được chứng tỏ trong năm 2010 khi chỉ số này tăng trở lại. Việc sử dụng vốn có hiệu quả đã giúp cho Công ty tăng được doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Vòng quay hàng tồn kho của Công ty.

Hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng từ 6,31 năm 2008 lên 7,7 năm 2009 và 6,35 năm 2010. Chính vì vậy mà số ngày lưu kho cũng giảm theo. Năm 2008 là 57 ngày, đến năm 2009 đã giảm xuống còn 47 ngày. Năm 2010 vẫn duy trì ở mức 57 ngày. Hàng hóa trong thời gian này được tiêu thụ chậm do nhu cầu giảm nên số ngày lưu kho cao. Thời gian lưu kho dài đã làm cho doanh nghiệp tốn nhiều chi phí. Mặc khác còn làm cho chất lượng của sản phẩm giảm xuống, nguồn vốn bị ứ đọng đã gây nhiều thiệt hại cho Công ty. Nhận biết được điều này trong hai năm tiếp theo Công ty đã có kế hoạch làm tăng mức tiêu thụ lên, góp phần giảm bớt được lượng hàng tồn kho và thu hồi được một lượng lớn vốn dành cho đầu tư sản xuất. Năm 2009 Công ty đã có hơn 7 lần nhập hàng hóa và số ngày lưu kho chỉ còn 47 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của Công ty đang ngày một tốt hơn.

- Vòng quay các khoản phải thu.

Năm 2008 con số này là 9,55 và mất 38 ngày cho một lần thu tiền. Năm 2009 là 5,46 và mất 66 ngày cho một lần thu tiền. Năm 2010 là 10,51 và chỉ mất 34 ngày cho một lần thu tiền. Như vậy năm 2010 là năm mà Công ty đã làm tốt công tác thu tiền của khách hàng. Tuy Công ty đã rút ngắn được thời gian thu tiền trong ba năm vừa qua nhưng khoản thời gian này vẫn còn quá dài và đã gây ra không ít khó khăn cho công ty trong việc thu hồi vốn. Cùng với lượng hàng tồn kho cao, điều này cũng khiến cho Công ty thiếu hụt vốn trong quá trình đầu tư sản xuất. Điều này chứng tỏ việc quản lý các khoản thu từ khách hàng của Công ty vẫn chưa thực sự tốt.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Tài sản cố định của Công ty đang ở mức cao trong ba năm qua. Việc đầu tư vào tài sản cố định đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty. Đặc biệt trong năm 2008 Công ty chỉ bỏ ra 1

đồng đầu tư vào tài sản cố định nhưng thu được tới 25,73 đồng doanh thu và các khoản thu nhập khác. Năm 2009 con số này giảm mạnh xuống còn 5,9 đồng và tăng nhẹ trong năm 2010 là 6,46 đồng. Nguyên nhân là do Công ty tiến hành mua nhiều tài sản cố định để mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2009, nhưng số tài sản này vẫn chưa được Công ty sử dụng hết công suất. Mặc khác còn do sản lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2009 cũng giảm so với năm 2008. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giảm do sự bất ổn của nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng. Nhưng nhìn chung Công ty đã sử dụng thật sự có hiệu quả các tài sản cố định trong vòng ba năm qua.

Dựa vào các tỷ số về khả năng hoạt động của Công ty trong ba năm vừa qua ta thấy Công ty đã có kế hoạch sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn vốn của mình. Tuy nhiên, Công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng và giảm bớt lượng hàng tồn kho bằng cách đẩy nhanh tiêu thụ. Các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho vẫn còn ở mức cao.

c. Phân tích tỷ số cấu trúc tài chính của Công ty, năm 2008-2010.

Bảng 2.11: Các tỷ số cấu trúc tài chính của Công ty, năm 2008-2010.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 2009 2010 1. Nợ phải trả Đồng 17.771.391.732 16.042.423.118 14.503.113.684 2. Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 33.365.815.271 25.224.755.405 21.656.466.789 3. Tổng tài sản Đồng 51.137.207.003 41.267.178.523 36.159.580.473 4. Tỷ suất nợ(1/3)*100 % 34,75 38,87 40,11 5. Tỷ suất tự tài trợ (2/3)*100 % 65,25 61,13 59,89

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Long Sinh). - Tỷ số nợ.

Chỉ số này tăng qua ba năm vừa qua. Năm 2009 cao hơn năm 2008 là 4,12%. Năm 2010 cũng tăng nhẹ là 1,24% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ Công ty đã mạnh dạng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng nguồn vốn vay đang tăng dần trong ba năm qua. Việc gia tăng nguồn vốn vay với mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua tuy đã mang lại hiệu quả tốt. Nhưng trong thời gian tới tình hình kinh tế diễn biến rất phức tạp và có rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh đang chờ đoán công ty. Công ty phải có hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn vay và lợi thế hiện có của mình.

- Tỷ số tự tài trợ.

Nợ phải trả của Công ty tăng, nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn giảm mạnh qua các năm làm tỷ số tự tài trợ giảm đi đáng kể. Cho đến năm 2009 tỷ số này đã giảm 4,12% so với năm 2008. Năm 2010 tiếp tục giảm 1,24% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ khả

năng tự chủ về tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm mạnh. Những khó khăn trong năm 2008 dường như là nguyên nhân gây ra tình hình này. Việc thua lỗ trong năm 2008 đã làm cho chủ sở hữu dè dặt hơn.

Như vậy trong ba năm qua tuy nguồn vốn vay có tăng nhưng mức tăng vẫn rất thấp. Nguồn vốn tự có của chủ sở hữu không thay đổi nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn đang tự chủ về tài chính. Nhưng trong thời gian tới Công ty cần tăng thêm nguồn vốn tự có để giảm bớt rủi ro cho nguồn vốn vay. Bên cạnh đó cũng cần phải cân đối nguồn vốn vay cho phù hợp.

d. Phân tích tỷ số khả năng sinh lời của Công ty, năm 2008-2010.

Bảng 2.12: Các tỷ số khả năng sinh lời của Công ty, năm 2008-2010.

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2008 2009 2010

1. LN trước thuế và lãi vay Đồng 353.846.182 5.758.526.954 2.271.873.947 2. Tổng tài sản Đồng 51.137.207.003 41.267.178.523 36.159.580.473

3. Doanh lợi tổng vốn 0,007 0,140 0,063

4. Lợi nhuận sau thuế Đồng (224.283.692) 4.753.774.934 878.120.894 5. Vốn của chủ sở hữu Đồng 33.365.815.271 25.224.755.405 21.656.466.789

6. Doanh lợi VCSH (0,007) 0,188 0,041

7. DT và các khoản thu

nhập Đồng 115.009.896.053 74.599.675.097 77.449.709.369

8. Doanh lợi doanh thu (0,002) 0,064 0,011

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Long Sinh).

- Doanh lợi tổng vốn.

Năm 2008 bình quân một đồng vốn trong tổng vốn mà Công ty bỏ ra chỉ mang lại 0,007 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty không đạt hiệu quả cao. Năm 2009 con số này có tăng lên, cao hơn cả năm 2008. Năm 2010 tuy có tăng so với năm 2008 nhưng giảm so với năm 2009. Sự tăng lên của doanh thu tổng vốn trong năm 2009 đã bắt đầu cho thấy Công ty đang dần biết cách tận dụng tối đa nguồn vốn của mình. Tuy nhiên phần lợi nhuận mà Công ty thu được cũng không tăng lên bao nhiêu so với mong đợi.

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Trước hàng loạt khó khăn trong năm 2008 Công ty đã không đưa ra được chiến lược thích hợp nên việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu năm này không đạt hiệu quả. Công ty không có một đồng lợi nhuận sau thuế nào trong năm này, chủ sở hữu còn phải bù lỗ. Nhưng trong năm 2009, khi những khó khăn dần qua đi, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã trở lại bình thường nên doanh lợi trên vốn chủ sở hữu lập tức tăng lên, thậm chí còn cao hơn năm 2007 và 2008. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng nhanh cho thấy việc sử dụng

vốn chủ sở hữu của Công ty đang dần mang lại hiệu quả cao. Năm 2010 tình hình kinh tế tiếp tục chuyển biến phức tạp đã làm cho Công ty không thể duy trì được mức lợi nhuận như năm 2009. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh một phần cũng do nguồn vốn vay tăng kéo theo chi phí lãi vay cũng tăng. Tuy vậy nhưng vẫn cho thấy công ty đang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả.

- Doanh lợi doanh thu.

Năm 2008 là năm mà Công ty không có được một đồng lợi nhuận nào trên một đồng doanh thu. Doanh thu trong năm này cao hơn nhiều so với hai năm 2009 và 2010. Nhưng bên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LONG SINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP (Trang 63 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w