Nam trong những năm gần đây (2007 đến 2010)
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO - cột mốc đánh dấu bước tiến lớn trên con đường hội nhập Quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính thời điểm này, khi mà dòng vốn ồ ạt chảy vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư nước ngoài, các nhà điều hành chính sách đã vấp phải khó khăn khi đối mặt với bộ ba bất khả thi. Vào thời điểm ấy, có lẽ là quá sức cho một Việt Nam non yếu để chứng minh bộ ba bất khả thi là khả thi. Đó là khoảng thời gian giữa tháng 8/2007, động thái của Ngân hàng Nhà nước vào lúc này đã gây ra không ít tranh cãi và những phản hồi cũng như ý kiến từ các nhà nghiên cứu cũng như những người đang hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước một mặt tung tiền đồng để mua vào ngoại tệ (nhằm thúc đầy xuất khẩu đồng thời tăng dự trữ ngoại hối), mặc khác lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thắt chặt nguồn cung nội tệ (kiềm chế lạm phát sau khi bơm lượng tiền lớn vào nên kinh tế). Biện pháp này có vẻ tiêu cực trước tình hình nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Chính sách tiền tệ này của Ngân hàng Nhà nước đã làm thu hẹp nguồn cung vốn của của các doanh nghiệp khi mà họ muốn mở rộng kinh doanh, thực hiện các dự án mới do các ngân hàng gia tăng lãi
suất cho vay hay thắt chặt tín dụng. Việc làm này của Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định tính ứng dụng của lý thuyết bộ ba bất khả thi: khi mà đã thực hiện mở cửa tài chính, muốn ổn định tỷ giá thì phải hy sinh tính độc lập của chính sách tiền tệ.
Năm 2008, nửa đầu năm tập trung cho mục tiêu chống lạm phát do chính sách vô hiệu hóa không phát huy được hiệu quả (số tiền thu về từ việc phát hành chứng khoán cũng như tăng tỷ lệ dự trữ không đủ để khắc phục tình hình lạm phát tăng cao từ cuối năm 2007); lạm phát gia tăng, lãi suất gia tăng gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đến tháng 5/2008, tình hình đã được kiểm soát khi các nhà điều hành kinh tế từ bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP mà tập trung kiểm soát lạm phát, lúc này chính sách tiền tệ không còn độc lập mà được kết hợp với các chính sách về ngoại thương, đầu tư để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Lạm phát được kiềm chế, nhưng cũng đã kiềm hãm cả tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên đây là những biện pháp cần làm để hạn chế cái gọi là tăng trưởng nóng đối với nền kinh tế còn chưa hoàn thiện về nhiều mặt.
Năm 2009, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng vào cuối năm 2008, tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có một độ trễ hơn so với kinh tế thế giới, do đó giai đoạn này chủ yếu tập trung đối phó với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thế giới. Nguồn cung ngoại tệ bị suy giảm, do đó Ngân hàng Nhà nước đã bình ổn thị trường bằng cách điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Trong giai đoạn này cũng thực hiện các giải pháp về tín dụng và lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Năm 2009, từ bỏ ổn định tỷ giá để bình ổn thị trường, đảm bảo cho hoạt động ngoại thương cũng như đầu tư và tài trợ vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bộ ba bất khả thi vẫn đúng trong giai đoạn này.
Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, giai đoạn này đã có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách về lãi suất để thúc đẩy sản xuất
trong nền kinh tế, lạm phát trong năm được nhìn nhận là do chi phí đẩy. Do đó, các biện pháp về chính sách tiền tệ được vận dụng linh hoạt, lãi suất được điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp chứ không gia tăng dự trữ bắt buộc để kiểm soát lạm phát. Trong năm 2010, Việt Nam vẫn chọn mở cửa tài chính và kết hợp linh hoạt với ổn định tỷ giá hay độc lập chính sách tiền tệ.
4.2Đề xuất chính sách điều hành bộ ba bất khả thi
Mục tiêu kinh tế trong những năm tới vẫn là bình ổn thị trường, ổn định và tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát ở mức cho phép trong quá trình hội nhập kinh tế tài chính toàn cầu.
Những đề xuất trong việc lựa chọn các chính sách liên quan đến bộ ba bất khả thi nhằm đạt những mục tiêu kinh tế:
• Vận dụng linh hoạt chính sách tiền tệ và tỷ giá, chú ý đến các yếu tố của bộ ba bất khả thi để không phạm phải các sai lầm khi điều hành nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đó vẫn là chưa đủ, cần phải phối hợp giữa chính sách tiền tệ với tài khóa để có thể điều hành nền kinh tế đạt các mục tiêu như trên. Cần xem xét đến hiệu quả các các dự án đầu tư của Chính phủ, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cũng như cơ quan của Nhà nước, để hoạt động đầu tư không chỉ tăng trưởng chiều rộng mà còn chiều sâu. Giám sát kỹ các dự án đã được đăng ký vốn để đạt được tỷ suất sinh lợi yêu cầu. Đồng thời điều hành chính sách về lãi suất phù hợp để không đẩy các doanh nghiệp vào khó khăn và các ngân hàng vào tình trạng chạy đua lãi suất, không đảm bảo được thanh khoản.
• Từ các kết quả thực nghiệm, chúng ta còn thấy điều hành chính sách kinh tế cần chú ý đến độ trễ của nền kinh tế Việt Nam, thay vì áp dụng máy móc các lý thuyết về kinh tế thì nên vận dụng linh hoạt và xem xét đến tác động của chính sách này trong tương lai để đảm bảo được mục tiêu ổn định lâu dài.
• Gia tăng dự trữ ngoại hối sẽ giúp gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP đồng thời hạn chế biến động của lạm phát. Tuy nhiên, cần rút kinh nghiệm từ năm 2007, nếu gia tăng dự trữ bằng cách tăng cung tiền sẽ dẫn đến lạm phát, và nếu việc thực hiện chính sách không khéo léo sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong điều hành nền kinh tế, sẽ đẩy nền kinh tế vào khó khăn. Chỉ có thể chọn hai trong ba yếu tố của bộ ba bất khả thi.
• Các cơ quan thống kê và nghiên cứu kinh tế cần mở rộng thu thập số liệu, thông tin kinh tế cả trong nước và thế giới, mở rộng mẫu số liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu, kiểm định hiệu quả của các chính sách kinh tế nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp. Các kết quả định lượng là công cụ tham khảo, hỗ trợ cho việc thay đổi, thực hiện chính sách kinh tế. Giúp nhìn nhận trực quan về tác động của các chính sách tiền tệ, tài khóa mà các nhà điều hành thực hiện vào giai đoạn trước đó để có quyết định đúng đắn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong bài viết này, chúng tôi đã tóm tắt sơ lược các nghiên cứu trước đây về lí thuyết bộ ba bất khả thi. Chúng tôi khá tập trung vào các nghiên cứu định lượng. Sau khi phân tích những ưu và khuyết điểm của các phương pháp định lượng cũng như tính ứng dụng vào Việt Nam, chúng tôi tiến hành áp dụng tính toán các chỉ số cho Việt Nam. Chúng tôi đã so sánh các phương pháp và nhận thấy các chỉ số do Joshua
Aizeman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito đề xuất là thích hợp nên đã áp dụng cho thực tiễn của Việt Nam. Nhưng chỉ số MI do 3 tác giả đề xuất có một số hạn chế mà theo chúng tôi việc áp dụng chỉ số này phản ánh mức độ độc lập tiền tệ là không phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng chỉ số TT thay thế cho MI. Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành kiểm định chỉ số TT trên bộ mẫu rộng bao gồm 19 quốc gia. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ số TT là phù hợp nhưng do hạn chế số liệu mà chúng tôi không thể tính cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ có những con số từ kết quả tính toán thì thật khó đưa ra kết luận hay nhận xét cho bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi đã đưa thêm mô hình hồi qui nhằm kiểm tra tác động của bộ ba đến các biến số kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy, tỉ giá ổn định sẽ góp phần đẩy tăng trưởng GDP lên cao, ngược lại tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập lại có quan hệ nghịch biến với tăng trưởng GDP. Với biến phụ thuộc là tỉ lệ lạm phát, bộ ba bất khả thi có mối quan hệ nghịch biến với tỉ lệ lạm phát. Đồng thời, từ kết quả hồi qui cho thấy một độ trễ là khoảng 2 năm có nghĩa là những chính sách hiện tại sẽ còn ảnh hưởng đến nền kinh tế trong 2 năm tới. Ngoài ra, chúng tôi còn đưa thêm biến giải thích mức độ dự trữ vào mô hình. Kết quả cho thấy, dự trữ quốc gia có tác dụng như một tấm đệm giúp giảm tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP cao.Cuối cùng phân tích các kết quả định lượng kết hợp với phân tích tình hình cụ thể của Việt Nam trong những năm gần đây giúp chúng tôi đưa ra một số ý kiến về vận dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn chưa thật sự là đầy đủ trong các kiến nghị của mình và mong chờ những ý kiến khác trong những bài nghiên cứu sâu hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Assessing the Emerging global financial architecture: Measuring the Trilemma’s configurations over time- Joshua Aizeman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito(2008)
- A new measure of financial openness- Menzie D. Chinn và Hiro Ito(2007). - Asia confronts the Impossible Trinity- Ila Patnaik and Ajay Shah (2010).
- Assets and Liabilities, 1970-2004- Philip R. Lane và Gian Maria Milesi-Ferretti (2006).
- A New Set of Measures on Capital Account Restrictions-Jacques Miniane (2004).
- A new global database of de facto exchange rate regimes- Ila Patnaik, Ajay Shah, Anmol Sethy và Achim Zeileis (2010).
- Domestic financial development in Emerging economies: Evidence and implication- Dorrucci, Meyer-Circel và Santabarbara (2009).
- Financial Stability, the Trilemma, and International Reserves- Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan M.Taylor (2004).
- Monetary Autonomy in Select Asian Economies: Role of International Reserves- Hiroyuki Taguchi, Geethanhjli Nataraj và Pravakar Sahoo (2010). - On the Identification of De Facto currency pegs- Agnès Bénassy-Quéré và
Benoit Coeuré (2003).
- Surfing the Wawes of Globalization: Asia and Financial Globalization in the Context of the Trilemma- Joshua Aizeman, Menzie D. Chinn và Hiro Ito (2010) - Sterilization, monetary policy and global financial intergration- Joshua Aizeman
và Reuven Glick (2008).
- The Impossible Trinity: Robert Mundell’s path Breaking contribution in the field of economics- Radhika Pandey.
- The trilemma in history: Tradeoffs among exchange rates, monetary policies and capital mobility- Maurice Obstsefd, Jay C.Shambaugh, Alan M.Taylor(2004).
- Trade blocs, currency blocs and the reorientation of world trade in the 1930s- Barry Eichengreen, Douglas A. Irwin (1994).
- The External Wealth of Nations: Measures of Foreign Assets and Liabilities for Industrial and Developing Countries- Philip R. Lane và Gian Maria Milesi- Ferretti (1999).
- The External Wealth of Nations Mark II: Revised and Extended Estimates of Foreign Estimation of de facto exchange rate regimes: synthesis of the tecniques for inferring flexibility and basket weights-Jeffrey A.Frankel và Shang-Jin Wei (2008).
- The choice of exchange rate regime: A Tetrahedron Hypothesis- Goubing Shen (2004).
Year 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986
KAOPEN -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119
Ccode VNM VNM VNM VNM VNM VNM VNM
Country_name Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam
Year 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993
KAOPEN -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.83119 -1.13552
Ccode VNM VNM VNM VNM VNM VNM VNM
Country_name Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam
Year 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
KAOPEN -1.13552 -1.13552 -0.86892 -0.86892 -0.86892 -0.86892 -0.86892
Ccode VNM VNM VNM VNM VNM VNM VNM
Country_name Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam
Year 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KAOPEN -1.13552 -1.13552 -1.13552 -1.13552 -1.13552 -1.13552 -1.13552
Ccode VNM VNM VNM VNM VNM VNM VNM
Country_name Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam Vietnam
(Nguồn: http://web.pdx.edu/~ito/Chinn-Ito_website.htm)
PHỤ LỤC 2: Chỉ số ERS (Chỉ số đại diện cho mức độ ổn định tỷ giá) được tính toán cho Việt Nam
Kết quả tính toán:
ERS 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Việt Nam 0.863387 0.945024 0.97041 0.901946 0.631061 0.479703 0.973874 0.853371 0.857235
ERS 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Việt Nam 0.931057 0.933009 0.930039 0.959644 0.944017 0.84056 0.659957 0.966221 0.22489
Số liệu: Tỷ giá hối đoái VND/USD theo tháng (nước cơ sở là Mỹ)
Year/Month 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1993 10500 10525 10535 10548 10568 10593 10576 10713 10760 10790 10828 10843 1994 10865 10893 10945 10955 10965 10986 10990 10995 11000 11007 11035 11051 1995 11045 11056 11050 11048 11050 11049 11045 11030 11027 11011 11014 11015 1996 11013 11013 11013 11015 11015 11016 11018 11020 11025 11065 11061 11149 1997 11132 11204 11651 11655 11656 11666 11679 11696 11718 12009 12287 12292 1998 12292 12977 12982 12985 12982 12985 12990 13907 13907 13907 13895 13890 1999 13880 13880 13902 13907 13914 13931 13953 13965 13993 14008 14013 14028 2000 14053 14058 14062 14070 14085 14085 14093 14121 14215 14378 14499 14514 2001 14546 14565 14545 14567 14662 14845 14941 14994 15003 15033 15068 15084 2002 15117 15192 15250 15249 15261 15321 15321 15331 15347 15364 15385 15403 2003 15411 15415 15443 15459 15476 15499 15517 15522 15557 15645 15630 15646 2004 15696 15758 15724 15721 15745 15723 15752 15764 15755 15748 15748 15777 2005 15832 15803 15823 15832 15851 15857 15884 15878 15895 15905 15916 15916 2006 15922 15910 15927 15934 15959 15996 16007 16014 16055 16083 16089 16054 2007 16036 15990 16024 16047 16087 16125 16147 16270 16105 16100 16125 16114 2008 16091 16050 15960 15967 16086 16514 16495 16495 16517 16511 16481 16977 2009 16978 16972 16954 16937 16938 16953 16967 16974 16967 16985 17002 17171 2010 17942 17941 18225 18544 18544 18544 18544 18544 18715 18932 18932 18932
(Nguồn: www.econstats.com; www.mof.gov.vn; www.customs.gov.vn)
PHỤ LỤC 3: Kiểm định chỉ số TT (Chỉ số định lượng độc lập tiền tệ)
Bảng 1: Chỉ số TT cho 19 quốc gia trong mẫu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Bolivia 1 0.849446 1 0.838973 0.622959 1 0.969488 0.792243 1 1 Colombia 0.622012 1 0.649398 0.480668 1 1 0.91293 0.613467 0.910844 0.683595 CostaRica 0.741691 1 1 1 1 1 0.468043 0.722328 1 0.833935 Denmark 0.810622 1 0.865533 0.929788 0.69143 1 0.765572 1 0.923412 0.944923 Dominica 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Estonia 0.955732 1 0.921852 0.981695 1 1 1 0.788689 0.991771 0.847436 Fiji 0.549882 1 1 0.783383 1 1 0.89789 0.750961 1 0.620821 Hungary 1 1 1 1 1 0.958962 1 0.560912 1 0.411014 Japan 1 0.457875 0.955724 1 0.913046 0.258228 1 0.726431 1 0.748442 Jordan 1 1 1 1 1 1 0.961783 1 1 1 Korea 1 0.470851 0.161267 0.877988 1 0.745771 0.766649 0.609777 1 0.616651 Malaysia 1 0.800357 0.572973 1 0.852131 1 1 1 1 1 Mauritius 0.412151 0.931433 0.828879 1 1 1 0.609649 0.847678 0.92007 0.896942 NetherlandsAn tilles 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Norway 0.688015 0.792013 0.728865 1 1 1 0.751374 0.72433 1 0.894665 Singapore 1 1 1 1 0.991846 1 1 0.597706 1 1 Switzerland 0.888477 1 1 0.840308 0.726377 0.953342 1 1 1 1 Turkey 0.996271 0.920371 0.874424 1 1 1 0.929969 1 0.591709 1 Uganda 0.9594 0.576184 0.778813 1 0.725248 0.776764 1 0.875973 0.831656 0.772692
Bảng 2: Chỉ số ERS cho 19 quốc gia trong mẫu.
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Bolivia 0.927151 0.86663 0.920361 0.950746 0.959407 0.94912 0.948119 0.893807 0.924477 0.94316 Colombia 0.6293 0.588265 0.497406 0.451734 0.434753 0.533726 0.628824 0.447998 0.567408 0.586566 CostaRica 0.95295 0.946947 0.968667 0.948966 0.950202 0.981655 0.96432 0.974277 0.984292 0.979363 Denmark 0.481161 0.656128 0.49842 0.486986 0.539679 0.487336 0.452659 0.539513 0.470209 0.495829 Dominica 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Estonia 0.444375 0.657339 0.4975 0.489885 0.541272 0.485422 0.450989 0.536355 0.470624 0.49892 Fiji 0.688343 0.814364 0.740371 0.264919 0.694438 0.597383 0.546649 0.611887 0.597296 0.516995 Hungary 0.61179 0.746493 0.595958 0.622026 0.566211 0.48607 0.487893 0.547003 0.414322 0.575325 Japan 0.316163 0.596204 0.437027 0.341503 0.448579 0.526847 0.492687 0.45049 0.547466 0.510183