Lĩnh vực khác: ngành Thủy sản đã xây dựng được 46 mô hình gồm: Nuôi tôm sú thâm canh công nghi ệp theo phương pháp ít thay nước, nuô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN NÔNG NGHIỆP PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 THEO CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doc (Trang 40 - 43)

tôm sú ở vùng có độ mặn thấp, nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi, nuôi cá mú bằng lồng, tôm hùm lồng, vẹm xanh và ốc hương, nuôi cá rô phi đơn tính đực dòng GIFT. Ngoài ra, ứng dụng máy tầm ngư định vị trên tàu khai thác, vận động ngư dân sử dụng máy sản xuất nước đá vảy Scotsmant trên tàu khai thác. Góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả trong nuôi trồng và khai thác thủy hải sản cho ngư dân tỉnh Phú Yên; Các mô hình trồng cây phân tán, trồng keo xen điều, trồng hỗn hợp keo lai và dó trầm, keo lai vô tính, trồng cây đặc sản như: dó trầm dưới tán rừng, nuôi trồng sa nhân dưới tán rừng đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.

THỔ NHƯỠNG

Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra năm 1978 và kết quả bổ sung chuyển đổi tên đất sang hệ thống FAO,

năm 1991, của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp. Tỉnh Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên

là 505.400 ha, trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 14% diện tích, đất ở độ

dốc từ 0o đến trên 25o chiếm 86%. Đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa với

3 loại đá chính là: Granit, Bazan, trầm tích (đá phiến sét).

Dựa vào hệ thống phân loại sinh học, Phú Yên có 8 loại đất như sau:

Đất cát biển

Chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo bờ biển từ Sông Cầu đến Hòa Hiệp và dọc theo sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ. Đất nằm ở địa hình bằng phẳng, có nơi lượn sóng, độ cao

trung bình từ 2 đến 10m. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng

kém, độ phì nhiêu thấp.

Đất mặn phèn

Chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên; còn gọi là “đất có vấn đề”, phân bố tập trung ở xã Hòa

Tâm, Hòa Hiệp, Hòa Xuân và ở các xã dọc biển từ Sông Cầu đến cửa sông Đà Rằng. Đất

được hình thành bởi quá trình lắng đọng của các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của

nước biển và các sản phẩm biển.

Đất mặn phèn có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, mực nước ngầm nông (50-

70cm), đất mặn nhiều, đất phèn trung bình, mặn ít. Trong đất thường có tầng hữu cơ bán phân

giải, chứa nhiều hợp chất có lưu huỳnh, hàm lượng SO2trên 0,07%, đất có phản ứng chua, ít chua. Riêng đất phèn ít và trung bình, mặn ít phản ứng đất rất chua, pH KCl dưới 4,0, hàm

lượng hữu cơ trong đất cao, đặc biệt là tầng mặt (trên 3,5%). Lượng đạm khá ở tầng mặt và giảm dần ở các tầng kế tiếp. Đất nghèo lân (P205) dưới 0,05%, 2kali trao đổi nghèo, độ no

baze thấp (V=30), hàm lượng canxi, Mg thấp nhỏ hơn 5,5 H+C/100gr.

Đất phù sa

Chiếm 9,8% diện tích tự nhiên. Đất này tập trung chủ yếu ở huyện và thị xã Tuy Hòa, rải rác ở huyện Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu. Được hình thành do sự bồi đắp của các sông Ba,

sông Kỳ Lộ, sông Bàn Thạch và ở các con suối. Trong đó phù sa sông Ba là tốt và giàu chất

dinh dưỡng (do sông Ba chảy qua nhiều vùng đất đỏ trên Tây Nguyên kéo đất về bồi đắp), đất

có thành phần cơ giới mịn. Riêng sản phẩm bồi tụ của các sông khác có thành phần cơ giới

nhẹ hơn, phản ứng đất ít chua dưới 4,5%, hàm lượng caton, kiềm đạt đến mức trung bình, độ

no baze nhỏ hơn 50%, chất hữu cơ và đạm khá. Ở các loại đất phù sa có tầng loang lổ đỏ

vàng, phù sa cổ, phù sa không được bồi hàm lượng này thấp hơn, diễn biến từ trung bình thấp

thích hợp với sinh trưởng của cây lúa, và cây mía.

Đất xám

Chiếm 6,9% diện tích tự nhiên được phân bố từ địa hình trung gian nơi tiếp giáp vùng đồi núi

và vùng thấp, địa hình chia cắt trung bình, đất tương đối bằng và tập trung ở huyện Sơn Hòa,

Đồng Xuân, Sông Hinh và một phần phía tây thị xã Tuy Hòa. Đất ở độ cao 20-200m, tầng đất

thường mỏng, trong phẩu diện có lẫn nhiều đá, một số vùng có kết ven, phản ứng đất chua,

nghèo hữu cơ và đạm cũng như các chất dinh dưỡng khác. Qua điều tra, có khoảng 9.500 ha

loại đất này có độ dốc dưới 5o, tầng dày trên 70cm, có khả năng phát triển nông nghiệp và cây

công nghiệp, tập trung ở phía đông huyện Sơn Hòa, tây thị xã Tuy Hòa và huyện Đồng Xuân.

Đất đen

Chiếm 3,5% diện tích, phân bố ở phía nam huyện Tuy An, xã Bình Kiến (thị xã Tuy Hòa), huyện Sông Hinh và một phần ở huyện Sơn Hòa. Đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa

của đá bọt và đá bazan, loại này có nhiều ở Sơn Hòa và Sông Hinh. Đất có tầng mỏng, địa

hình chia cắt, có nhiều đá lộ đầu.

Loại đất hình thành do sản phẩm bồi tụ của đá bazan ở địa hình thấp thuộc phía nam Tuy

An, tầng đất dày ít đá lẫn, kết ven ở mức độ khác nhau. Đất có phản ứng hơi chua đến độ

trung tính, hàm lượng chất hữu cơ khá ở tầng mặt (3,54%) và giảm dần tầng dưới, hàm lượng đạm cao No10=0,26%, lân tổng số giàu P205: 0,07-0,08% P=20,5=25,5mg/100gr đất so với các nhóm đất hình thành trên đá bazan khác. Nhóm đất này có hàm lượng caton trao đổi Ca++ Mg++ cao hơn Ca++ 22,0-31 Ldđ/100gr Mg++ 2-2,5 Ldl/100gr, độ no baze V% trên 60%, nhóm

đất đen có nhiều ưu điểm trong trồng trọt.

Đất đỏ vàng

Chiếm 65% diện tích tự nhiên và được chia ra các đơn vị tổ đất như sau:

Đất nâu vàng - đất nâu đỏ trên đá bazan.

Loại đất này chiếm 5,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở Sơn Thành (huyện Tuy Hòa), Sông

Hinh, An Xuân, An Lĩnh (Tuy An) và cao nguyên Vân Hòa thuộc huyện Sơn Hòa. Đất có thành

phầncơ giới nặng, sét, kết cấu tơi xốp. Hàm lượng hữu cơ khá từ 3,0%-4,2% và giảm dần ở

tầng sâu, đạm tổng số giàu N% =0,25-0,28%, các chất lân, kali tổng số đạt từ trung bình đến khá, đất có phản ứng ít chua (pH KCl). (pH KCl 4,0-5,0), Caton trao đổi Ca++ Mg++ nhỏ hơn 4 Ldl/100gr, độ no baze thấp (V>40).

Đất bazan ở Phú Yên khác với Tây Nguyên, tầng đất thường mỏng, nhiều đá lẫn, đá lộ đầu, độ dốc khá lớn. Trong tổng số 29.950 ha chỉ có 5400 ha đất có độ dốc dưới 8o, tầng đất dày

trên 70cm. Đất này thích hợp với cây cà phê, chè, cao su...

Có diện tích lớn nhất, chiếm 59,2%, phân bố đều khắp tỉnh, phần lớn là đồi núi cao có địa

hình đa dạng và phức tạp. Đất có tầng dày và mỏng, ở một số nơi có địa hình thoai thoải và

bằng hoặc có độ dốc thấp thì tầng đất dày khá hơn. Đất có thành phần cơ giới hạt khô, có lẫn

nhiều thạch anh, khả năng giữ nước kém, phản ứng đất chua (pH KCl=4,0-4,5), hàm lượng

hữu cơ trung bình 2,7%, đạm tổng số tương đối khá N=0,11-0,14%, lân và kali nghèo.

Trong tổng số gần 2400 ha đất có độ dốc dưới 8o, tầng dày trên 70cm có khả năng phát

triển nông nghiệp, được phân bố ở Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa.

Đất mùn vàng đỏ trên núi

Chiếm 2,2% diện tích, phân bố trên núi cao từ 900-1000m thuộc khu vực huyện Đồng Xuân,

Sông Hinh. Đất có độ dốc trên 25o, địa hình rất phức tạp, tầng đất mỏng, có nhiều đá lộ đầu, đất có hàm lượng hữu cơ giàu, đạm tổng số từ khá đến giàu, các hàm lượng khác tương đối.

Đất dốc tụ

Chiếm 0,3% diện tích, phân bố rải rác ở các địa hình thấp, trũng, ven các hợp thủy thành từng đám nhỏ. Đất hình thành trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn

núi cao, các vật liệu do dòng nước mang tới tập trung nên tầng đất thường khác nhau, sản

phẩm lộn xộn.

Đất ở Phú Yên được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại của sinh quyển nhiệt đới và sự phong phú, phức tạp của cấu trúc địa chất. Qua điều tra phân tích, các nhà khoa học chia đất Phú Yên làm 4 tổ hợp sau:

Tổ hợp I:

Đất có độ phì cao, tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, các loại đất này ở vùng đồng bằng

thấp gồm có: Đất phù sa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN NÔNG NGHIỆP PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 THEO CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doc (Trang 40 - 43)